Trung đoàn Tên lửa phòng không duy nhất tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ấy chính là Trung đoàn 263 trong đội hình Sư đoàn 367, Quân đoàn 1
Trung đoàn Tên lửa 263 (còn gọi là Đoàn Tên lửa Quang Trung) là Trung đoàn tên lửa thứ 8 của Bộ đội Tên lửa phòng không, thành lập ngày 30/5/1966.
Ngày 24/2/1975, Trung đoàn được giao nhiệm vụ mới hành quân thần tốc vào niềm Đông Nam Bộ tham gia trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Ngày 7/3/1975, Trung đoàn bắt đầu xuất phát hành quân về hướng Tây, theo đường 9 vượt qua Lao Bảo hướng thẳng đến Bản Đông của nước bạn Lào, theo đường Tây Trường Sơn vào tập kết ở Đồng Xoài.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung đoàn Tên lửa 263 được Bộ chỉ huy Chiến dịch giao nhiệm vụ cùng các lực lượng phòng không của Quân đoàn 1, Quân đoàn 3; các đơn vị phòng không dự bị của Bộ và lực lượng phòng không của các Sư đoàn bộ binh từ hướng Bắc - Tây Bắc tiến công vào Sài Gòn.
Cụ thể là Trung đoàn chịu trách nhiệm đánh địch ở tầm cao và xa để yểm hộ cho đội hình tiến công của các binh đoàn trên hướng Bắc - Tây Bắc Sài Gòn; đặc biệt là trong thời gian quyết định của Chiến dịch và trong tình huống không quân Mỹ can thiệp cứu nguy cho quân ngụy.
Ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Vượt qua rất nhiều khó khăn, đúng 18 giờ ngày 27/4, các đơn vị của Trung đoàn đã hoàn thành việc chiếm lĩnh trận địa ở bắc Bến Bầu và triển khai chiến đấu.
Trong các ngày 28, 29/4, trên màn hiện sóng ra đa của đơn vị tuyệt nhiên không còn thấy tín hiệu máy bay cường kích của địch nữa mà chỉ còn tín hiệu máy bay trực thăng và vận tải quân sự Mỹ thực hiện cuộc di tản cuối cùng tháo chạy khỏi Sài Gòn. Nhưng cấp trên ra lệnh trên không cho đánh, cứ để cho chúng rút, thể hiện tính nhân đạo của chúng ta!
Trưa ngày 30/4/1975, đại quân ta từ các hướng tiến vào đánh chiếm Dinh Độc Lập và các cơ quan đầu não của kẻ thù tại hang ổ cuối cùng của chúng. Sài Gòn đã được giải phóng!
Mặc dù không phóng một quả đạn nào trong trận chiến cuối cùng; song việc đưa được Tên lửa phòng không vượt Trường Sơn vào áp sát Sài Gòn đã khiến kẻ địch càng thêm hoảng loạn, tan rã và hạn chế khả năng sử dụng không quân của chúng, tạo điều kiện cho Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc thắng lợi trọn vẹn và nhanh chóng. Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 263 tự hào vì là đơn vị "rồng lửa" được tham gia trận chiến cuối cùng.
Ngày 15/5/1975 tại Sài Gòn trước sự ngưỡng mộ không sao kìm nén được của đồng bào thành phố mang tên Bác. Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 263 vinh dự được thay mặt bộ đội tên lửa Việt Nam oai hùng tham gia cuộc diễu binh mừng chiến thắng của dân tộc trên các ngả đường của thành phố Hồ Chí Minh.
Trung đoàn 263, thuộc Sư đoàn 367, Quân đoàn 1 thật vinh dự và tự hào được tham Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Trả lờiXóaCán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 263, thuộc Sư đoàn 367, Quân đoàn 1 vinh dự được tham gia cuộc diễu binh mừng chiến thắng của dân tộc trên các ngả đường của thành phố Hồ Chí Minh.
Trả lờiXóaCán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 263, thuộc Sư đoàn 367, Quân đoàn 1 tự hào vì là đơn vị "rồng lửa" được tham gia trận chiến cuối cùng.
Trả lờiXóaCần kiểm tra lại thông tin, Trung đoàn 263 thuộc Sư đoàn 367, Quân đoàn 1 là không chính xác. Trung đoàn 263 (Đoàn Quang Trung) ra đời ngày 30/5/1966, theo Quyết định số 42/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng trực thuộc Bộ đội Tên lửa phòng không Việt Nam. Sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi nó được sáp nhập vào Sư đoàn 367. Như vậy Chiến dịch HCM nó có thể được phối thuộc cho QDD1.
Trả lờiXóaChiến dịch lịch sử mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra thần tốc, táo bạo và hoàn toàn thắng lợi; trong đó có công rất lớn của tập thể Bộ Chỉ huy Chiến dịch, đặc biệt có vai trò nổi bật của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Trả lờiXóa