Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

VIỆT NAM GỬI CÔNG HÀM ĐẾN LIÊN HỢP QUỐC PHẢN ĐỐI LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC VỀ BIỂN ĐÔNG

Ngày 30/3/2020, Phái đoàn của Việt Nam tại Liên hợp quốc gửi công hàm phản đối lập trường của TQ ở Biển Đông sau khi TQ phản hồi công văn của Philippines và Malaysia. Công hàm của Việt Nam có nội dung liên quan đến Công hàm số CML/14/2019 ngày 12.12.2019 và nhằm phản hồi đệ trình cùng ngày của Malaysia gửi Ủy ban Ranh giới thềm lục địa; và Công hàm số CML/11/2020 ngày 23.3.2020 của Phái đoàn thường trực nước CHND Trung Hoa tại LHQ.
Hôm 23/3, TQ gửi công hàm lên LHQ phản hồi tài liệu của Philippines cho rằng TQ "có chủ quyền với quần đảo Nam Sa và vùng biển gần kề", "có quyền chủ quyền và quyền tài phán với các vùng biển liên quan, với đáy biển và lòng đất". TQ cũng cho rằng mình "có quyền lịch sử" ở Biển Đông, dựa trên "bằng chứng lịch sử và pháp lý". Trong công hàm phản hồi tài liệu của Malaysia ngày 12/12/2019, TQ cho biết nước này "có chủ quyền" với quần đảo ở Biển Đông, "bao gồm quần đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa". TQ cũng nhắc đến "quyền lịch sử" ở Biển Đông. Trong đó, Quần đảo Nam Sa và Tây Sa là cách TQ gọi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Đáp lại Công hàm có nội dung vô lý, sai sự thật của TQ, Phái đoàn của VN tại LHQ đã gửi Công hàm thể hiện rõ quan điểm nhất quán của VN về vấn đề biển Đông dựa trên quy định của pháp luật quốc tế. Công hàm nêu rõ quan điểm VN phản đối các yêu sách của TQ tại các công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN tại Biển Đông. VN có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.
Nước ta luôn có lập trường nhất quán với các vấn đề liên quan đến biển Đông, đặc biệt là vấn đề chủ quyền, VN đã đệ trình nhiều văn bản cũng như tuyên bố gửi đến LHQ phản đối các yêu sách ở Biển Đông vượt quá những giới hạn được quy định tại UNCLOS, trong đó có yêu sách quyền lịch sử, các yêu sách này đều không có giá trị pháp lý. Phái đoàn của Việt Nam đề nghị LHQ lưu hành Công hàm này đến tất các quốc gia thành viên Công ước cũng như tất cả thành viên của LHQ.
Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục thể hiện quan điểm cứng rắn trước những yêu sách phi lý của TQ về vấn đề biển Đông. TQ đưa ra nhiều tuyên bố, Công hàm khẳng định chủ quyền biển Đông của mình nhưng lại không đưa ra được bằng chứng thực tế và bằng chứng lịch sử chứng minh cho quyền chủ quyền của mình. Các quốc gia có chủ quyền ở biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều đưa ra nhiều chứng cứ lịch sử rõ ràng, căn cứ pháp lý cụ thể để khẳng định chủ quyền của mình trên biển Đông. Công hàm của Phái đoàn của Việt Nam tại LHQ tiếp tục là lời cảnh tỉnh cho thói “lật lọng” đổi trắng thay đen mà bấy lâu nay TQ đang thực hiện.

3 nhận xét:

  1. Trung Quốc liên tục có hành động gây hấn và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông; vậy mà Trung Quốc lại đổ lỗi cho Việt Nam. Đúng là Trung Quốc vừa ăn cướp vừa la làng.

    Trả lờiXóa
  2. Việt Nam đã có những ứng xử rất khôn khéo trong vấn đề Biển Đông; điều đó đã được các nước trên thế giới đánh giá rất cao; tuy nhiên bọn phản động lại xuyên tạc, bóp méo sự thật và cho rằng Việt Nam đã nhún nhường; đây là những luận điệu hết sức phản động; chúng ta phải cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  3. Việc làm này của Trung Quốc là hết sức ngang ngược; chúng ta phải lên án mạnh mẽ

    Trả lờiXóa