Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2020

BÀI VIẾT VỀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRÊN TẠP CHÍ TIME

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong 4 nhân vật châu Á trong tổng số 20 các nhà lãnh đạo và hoạt động cách mạng có ảnh hưởng lớn trong thế kỷ XX, được một số tạp chí nước ngoài nhiều lần lựa chọn giới thiệu trên trang bìa. Trên tờ Tạp chí TIME của Mỹ, lần đầu tiên chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện trên trang bìa của tạp chí này là số ra ngày 22-11-1954, với chủ đề “Hồ Chí Minh của Đông Dương”.
Đặc biệt tạp chí TIME, số ra ngày 13-4-1998, trang phụ trương có đưa danh sách 20 chính khách nổi tiếng của thế giới, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả xin giới thiệu bài viết của Stanley Karnow - một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua đó, bạn đọc có thể thấy được cái nhìn khách quan của những người bên kia chiến tuyến về người lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
“Một thân hình gầy yếu với chòm râu nhỏ, trong bộ đại cán cũ kỹ và đôi dép cao su đã mòn, Hồ Chí Minh thể hiện hình tượng về một Bác Hồ, khiêm tốn, hòa nhã. Nhưng ông là một nhà cách mạng dày dạn, một nhà dân tộc nhiệt thành luôn bị ám ảnh bởi mục đích duy nhất là độc lập cho tổ quốc mình. Chia sẻ nhiệt tình của ông, những người du kích nghèo khổ đã đào hầm, dựng chướng ngại vật, đập tan nỗ lực liều lĩnh của người Pháp hòng lập lại chế độ cai trị ở Đông Dương. Sau đó, kết hợp trong một quân đội rộng lớn, họ đã làm thất bại cố gắng to lớn của Mỹ hòng ngăn chặn người cộng sản đi theo Hồ Chí Minh kiểm soát Việt Nam. Đối với người Mỹ đây là cuộc chiến tranh dài nhất và là lần thất bại đầu tiên trong lịch sử của họ, nó còn làm thay đổi nghiêm trọng cách nhận thức về vai trò của họ trên thế giới.
Năm 1940, quân đội Nhật Bản tràn vào Đông Dương. Quan chức Pháp ở Việt Nam trung thành với chính quyền Vichy thân Đức ở Pháp đã cộng tác với họ. Những người dân tộc chủ nghĩa trong khu vực đón chào người Nhật như người giải phóng, nhưng đối với Hồ Chí Minh, họ không hề khá hơn người Pháp. Vượt biên giới Trung Quốc vào Việt Nam – lần trở về đầu tiên của ông sau ba thập kỷ - Hồ Chí Minh thuyết phục những người theo mình chống lại cả Nhật lẫn Pháp. Tại đây, trong khu trại hẻo lánh, ông đã thành lập “Việt Minh”, viết tắt của “Việt Nam Độc lập Đồng minh”. Từ đó, ông nhận được bí danh, Hồ Chí Minh – “Người mang lại ánh sáng”.
Điều ông mang lại là linh hồn của những cuộc nổi dậy – trước hết là chống Pháp sau đó là chống Mỹ. Trong cuộc chiến tranh leo thang giữa những năm 1960, mối nguy đã trở lên rõ ràng đối với Lyndon rằng Việt Nam có thể gây nguy hiểm đến chức vụ Tổng thống của ông ta. Năm 1965, Johnson thử tiếp xúc ngoại giao. Quen thái độ ban phát kể cả với những nghị sĩ cứng đầu, ông ta tin rằng sách lược của Mỹ sẽ được thực thi. Johnson nói: “Già Hồ không thể từ chối tôi được”. Nhưng Hồ Chí minh đã làm. Ông hiểu bất cứ thỏa thuận nào cũng có nghĩa rằng chấp nhận một sự chia cắt lâu dài và cướp đi giấc mơ của ông về việc thống nhất Việt Nam dưới một lá cờ.
Không một sự thay đổi nào trong niềm tin của Hồ Chí Minh, không gì có thể lay chuyển được ý chí của ông. Ngay tất cả khi cuộc chiến tranh tàn phá đất nước khốc liệt nhất, ông vẫn tiếp tục tận tụy vì độc lập của Việt Nam. Và hàng triệu người Việt Nam chiến đã cùng chiến đấu anh dũng, hy sinh để đạt được mục đích ấy…”.

2 nhận xét:

  1. Con người Bác Hồ là như vậy đó; vậy mà bọn phản động và các thế lực thù địch vẫn cố tình xuyên tạc về Bác

    Trả lờiXóa