Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

CRD CAN THIỆP, NHÌN NHẬN MỘT CHIỀU, QUY CHỤP ĐỂ NHẰM CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

Chắc chưa có nhiều người ai trong chúng ta từng nghe tên về ngày gọi là: The International Day to End Impunity for Crimes Against Journalists (tạm dịch là Ngày Quốc tế về Chấm dứt Không bị trừng phạt cho Tội ác chống lại các nhà báo). Nhiều người sẽ thấy lạ. Lạ từ cái tên gọi, lạ đến nội dung gọi. Và nhân ra đời của “ngày lạ” đó thì mới đây, phía tổ chức Civil Rights Defenders (một tổ chức luôn bị hầu hết các quốc gia phản đối vì can thiệp quá sâu vào những vấn đề nội bộ với góc nhìn rất tiêu cực) đã đưa ra một bài viết bằng tiếng Anh để phân tích và “ra lời kêu gọi”. Tôi xin được vừa dịch vừa trao đổi một số nội dung như thế này để mọi người biết thêm.
Bài viết mở đầu và giới thiệu sơ bộ về “ngày lạ” rằng: “In 2013, the United Nations General Assembly adopted a resolution establishing 2 November as the International Day to End Impunity for Crimes Against Journalists. This day should serve as a wake-up call to put an end to the escalation of judicial harassment, arbitrary detention, and violence targeting independent media workers in Cambodia, Burma, and Vietnam”
Tôi tạm dịch là: “vào năm 2013, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết, theo đó chọn ngày 2 tháng 11 là Ngày Quốc tế về Chấm dứt Không bị trừng phạt cho Tội ác chống lại các nhà báo. Ngày này cần được xem là tiếng chuông cảnh tỉnh yêu cầu chấm dứt tình trạng quấy rối tư pháp, giam giữ tùy tiện và bạo lực nhắm vào những người làm truyền thông độc lập vốn đang leo thang ở Campuchia, Miến Điện và Việt Nam”.
Theo như lời “mở đầu” thì “chủ thể” được nhắc đến ở đây là Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Và tất nhiên, sau đó, một số “luận điệu” dần đi sâu vào tình hình của 3 quốc gia được nêu tên đó. Nhưng điểm qua thì thấy mọi thứ có vẻ ngược so với những diễn giải mà Tổ chức Civil Rights Defenders nêu ra.
Trước hết, tại Campuchia, bài viết cho rằng: “Leading up to parliamentary elections next July, Prime Minister Hun Sen has been waging a renewed assault against freedom of expression.
- Tức là theo như CRĐ thì để chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc hội vào tháng Bảy năm sau, Thủ tướng Hun Sen đã và đang tiến hành một cuộc tấn công mới chống lại Tự do ngôn luận. Trong đó thì một số đài như Tiếng nói Dân chủ (Voice of Democracy),Đài Á Châu Tự do Radio Free Asia (RFA) bị “tấn công”. Tuy nhiên, thực tế thì các nhà đài này khi phát ở hầu hết quốc gia nào thì đều bị quốc gia đó “tắt tiếng”, đều bật chế độ “OFF” đối với các đài này. Vì thế nên việc “chống lại tự do ngôn luận” theo như phân tích của phía Civil Rights Defenders là hoàn toàn chứa suy nghĩ chủ quan tiêu cực trong đó. Hay như việc tổ chức này có liệt kê “Cambodia Daily” vào danh sách “bị tấn công” thì cũng cho thấy cái nhìn một chiều, bởi “Cambodia Daily” đã bị cáo buộc là trốn thuế số tiền lên đến 6,3 triệu USD trong thời gian hoạt động.
Tại “Miến Điện”, phía Civil Rights Defenders cũng tiếp tục đưa dẫn chứng về số các nhà báo, blogger chống đối bị giam giữ.
Cuối cùng là Việt Nam, CRD “lập luận” rằng: “From June to September 2017, three citizen journalists were given outrageous prison sentences. Me Nam (aka Mother Mushroom) and Tran Thi Nga were sentenced to ten and nine years respectively for spreading propaganda against the state, under Article 88 of the Penal Code. In September, citizen journalist Nguyen Van Oai was sentenced to five years in prison for allegedly violating the terms of his probation, having previously been sentenced under Article 79 of the Penal Code to four years of imprisonment plus three years of residential surveillance”.
Cũng không quá lạ khi mà phía Civil Rights Defenders lại dẫn chứng bằng 03 đối tượng bị bắt trong năm 2017 theo các điều 79, điều 88 Bộ luận hình sự, gồm: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm) bị kết án 10 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự; rồi Trần Thị Nga 9 năm cũng với tội danh tương tự. Đến như đối tượng Nguyễn Văn Oai bị kết án 5 năm tù giam và 4 năm quản chế mà cũng được phía Tổ chức Civil Rights Defenders gọi là “citizen journalist” (tạm dịch là nhà báo).
Rồi cả những việc như Nguyễn Văn Oai và những đối tượng chống đối khác ở Việt Nam thường xuyên tụ tập, gây mất ANTT nơi công cộng rồi bị dân “xử lý” cũng bị phía tổ chức này cho rằng “bị tấn công”.
Và để kết cho bài viết, Civil Rights Defenders đưa ra 3 lời kêu gọi, nhưng có lẽ khó có ai hưởng ứng nổi.
“The Governments of Cambodia, Burma, and Vietnam to immediately initiate independent investigations into unresolved cases of violence and extrajudicial killing of journalists and media workers”
Tạm dịch: Chính phủ các nước Campuchia, Myanmar và Việt Nam ngay lập tức tiến hành điều tra độc lập về những trường hợp bạo lực và giết người không qua xét xử đối với phóng viên và người làm truyền thông”;
“The Governments of Cambodia, Burma, and Vietnam to immediately repeal those sections of their domestic laws that allow for the ongoing judicial harassment of journalists and media workers;
Tạm dịch: Chính phủ các nước Campuchia, Miến Điện, và Việt Nam ngay lập tức bãi bỏ những điều luật quốc nội cho phép liên tục quấy rối tư pháp đối với các nhà báo và người làm truyền thông;
Như đã nói ở phần đầu, việc CRD - một tổ chức tận trời Tây xa xôi lại can thiệp quá sâu những vẫn đề nội bộ một cách “quy chụp”, “một chiều”, bao che cho số những kẻ phá hoại sự đoàn kết, thống nhất của dân tộc Việt Nam hẳn với mục đích nào thì có lẽ nhiều người cũng rõ. Rõ ràng, đến đây thì Civil Rights Defenders đã dần lộ rõ bộ mặt chống phá Việt Nam./.

2 nhận xét:

  1. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.

    Trả lờiXóa