độc lập thì chúng ta phải đem hết lòng hǎng hái đó vào con đường kiến quốc. Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc mới thành công. Kiến quốc có chắc thành công, kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển càng thêm nhiều.
Chúng ta cần nhất bây giờ là:
Kiến thiết ngoại giao
Kiến thiết kinh tế
Kiến thiết quân sự
Kiến thiết giáo dục
Vậy chúng tôi mong rằng đồng bào ta ai có tài nǎng và sáng kiến về những công việc đó, lại sẵn lòng hǎng hái giúp ích nước nhà thì xin gửi kế hoạch rõ ràng cho Chính phủ. Chúng tôi sẽ nghiên cứu kế hoạch ấy một cách kỹ lưỡng có thể thực hành được thì sẽ thực hành ngay”.
Phải nói thêm rằng, lúc bấy giờ, nhân dân ta rất hăng hái, phấn khởi với nền độc lập, với nhà nước mới, với công cuộc kháng chiến đã bắt đầu ở Nam bộ, nhưng trình độ dân trí có hạn, lại có lúc có nơi còn tình trạng “tranh tối tranh sáng” do sự tác động của các thế lực chính trị khác. Đồng thời, điều kiện thông tin, liên lạc, thể hiện quan điểm, chính kiến cũng rất hạn chế. Do đó, những người có tài năng, có tâm huyết, có mong muốn xây dựng đất nước không phải dễ dàng biểu thị thái độ và năng lực của mình. Chính lời động viên mang tính hiệu triệu của người đứng đầu Chính phủ có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút sự tham gia đóng góp trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, trong đó có những người được coi là “nhân tài”.
Hơn 1 năm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố văn bản Tìm người tài đức đăng trên Báo Cứu quốc ngày 20/11/1946. Người viết: “Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tôi xin thừa nhận.
Nay muốn sửa điều đó và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết. Báo cáo phải nói rõ tên tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện vọng và chỗ ở của người đó. Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phương phải báo cáo cho đủ”.
Ngay sau đó, cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã nổ ra, chúng ta không rõ các địa phương đã tìm được bao nhiêu người tài đức, đã bố trí, sử dụng họ ra sao, những người nào đã thực sự phát huy và có đóng góp cho đất nước… Nhưng chính văn bản có tính chất như một “thư cầu hiền” (về ý nghĩa như là “chiếu cầu hiền” của các vua chúa dưới chế độ phong kiến) đã mang tính gợi mở, khích lệ những người có trí tuệ, có năng lực sẵn sàng tham gia các công việc của Chính phủ, từ hoạt động kháng chiến cho đến công tác kiến quốc.
Có một điều lý thú về công tác “cầu hiền” của Bác Hồ được nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Khoan kể lại trong cuốn Tấm gương Bác, ngọc quý của mọi nhà, Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2007. Năm 1995, theo chỉ thị của Tổng Bí thư Đỗ Mười, Viện Mác - Lênin - Hồ Chí Minh đã cử đoàn cán bộ đi sưu tầm, tiếp cận tất cả các tư liệu, bài viết của Bác Hồ có được và được phép nghiên cứu tại tất cả các cơ quan trong cả nước. Một cán bộ đã phát hiện tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam có một mảnh giấy nhỏ, viết bằng chữ Hán theo lối chữ thảo, được ghi rõ là bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mảnh giấy có 8 chữ, viết thành 2 hàng: Tập hợp nhân tài, Bất phân đảng phái. Nhiều người đã coi đây là “8 chữ thần kỳ của Bác Hồ”, bởi từ quan điểm này, hàng loạt nhân tài ở các đảng phái, có nhiều người ở nước ngoài, có nhiều người từng làm việc ở các chính quyền cũ… đã tham gia công việc của Chính phủ mới, có nhiều đóng góp cho nước nhà, bản thân họ cũng được vinh danh thành những nhân vật lỗi lạc của thời đại mới…
Dĩ nhiên, trong việc thu hút người tài đức tham gia xây dựng đất nước, chúng ta không quên yếu tố tài và đức đi liền với nhau, như trong văn bản của Hồ Chí Minh đã công bố. Người luôn chú trọng chọn người tài đức vẹn toàn, như chính Người đã nói: "Có tài không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó".
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thu hút người tài tham gia vào các cơ quan của Đảng, của Chính phủ. Bên cạnh việc tuyển chọn từ trên ghế nhà trường, đưa đi đào tạo ở nước ngoài, có chế độ đãi ngộ phù hợp, thời gian qua, nhiều người Việt Nam thành danh ở nước ngoài cũng được mời về nước tham gia vào các viện nghiên cứu, các trường đại học hoặc trực tiếp đóng góp vào các công trình, dự án… Nhiều cơ quan, địa phương đã tổ chức thi tuyển để chọn người lãnh đạo thay vì chỉ thực hiện cách thức truyền thống là xét chọn, bổ nhiệm, đề bạt. Hay ở TPHCM, thời gian qua, Thành ủy, UBND Thành phố đã thực hiện việc tiếp nhận ý kiến của các tầng lớp nhân dân về tất cả các lĩnh vực, đồng thời tổ chức Giải thưởng Sáng tạo Thành phố để thu hút và khích lệ các sáng kiến, sáng tạo có thể đóng góp tích cực vào sự phát triển của Thành phố.
Tuy nhiên, học tập quan điểm của Bác Hồ về tìm người tài đức, chúng ta phải thực sự tìm đúng người có tài và có đức. Người có tài không chỉ dựa trên bằng cấp mà còn phải chú ý đến hoạt động thực tiễn, như có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không, làm việc có hiệu quả không, có phối hợp hay động viên người khác làm việc tốt hơn hay không… Người có đức không phải thể hiện qua lời nói, qua thái độ ở nơi làm việc mà phải nhất quán trong sinh hoạt, trong ứng xử với mọi người, nhất là với nhân dân, phải thực hiện tích cực “cần”, “kiệm”, “liêm”, “chính”, “chí công vô tư” trong công tác, phải “nhân”, “nghĩa”, “trí”, “dũng”, “liêm” trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, phải tạo ra cơ chế phù hợp để người có tài đức thực sự phát huy được năng lực của mình, cũng như cần có chính sách đãi ngộ tương xứng với đóng góp của họ…
Tìm người tài đức phải là công việc thường xuyên, liên tục chứ không phải hô hào cho có hoặc lúc làm lúc nghỉ. Cả hệ thống chính trị phải xem đây là công việc quan trọng và thực sự quan tâm thực hiện, để thu hút người có tài, có đức tham gia công tác trong hệ thống chính trị, tránh để “chảy máu chất xám” ra nước ngoài!.
Chúng ta phải học tập Bác Hồ về lựa chọn nhân tài cho đất nước; để không bị chảy máu chất xám
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng
Xóa