Thời gian qua, lợi dụng dịch bệnh Covid-19, Trung Quốc đẩy mạnh các hành vi sai trái ở mức độ “chưa từng có tiền lệ” tạo ra những lo ngại rất lớn về tình hình an ninh, an toàn trên Biển Đông. Vấn đề này, đã trở thành “điểm nóng” chứng kiến những hành vi khiêu khích và gây hấn của Trung Quốc nhằm vào các quốc gia trong khu vực. Với việc triển khai số lượng lớn tàu tới các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước và có những hành vi khiêu khích và quấy rối nguy hiểm, Trung Quốc đã làm phức tạp thêm tình hình và có những hành động leo thang căng thẳng trong khu vực khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại mà điển hình là vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS của Việt Nam với 8 ngư dân trên tàu ngày 2/4. Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi hết sức nguy hiểm và đáng lên án như trên. Gần một năm trước đó, hồi tháng 6/2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVER1 của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.
“Những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông và xây dựng các công trình trái phép trên đó, đồng thời ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là "khu Nam Sa” và "khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được cho là những bước đi đầy toan tính của Trung Quốc nhằm hiện thực hoá tham vọng độc chiếm Biển Đông của nước này thông qua chiến lược Biển xanh 2020,
Cũng với mưu đồ thống trị Biển Đông, hơn 10 năm qua Trung Quốc thường xuyên sử dụng các nhóm tàu hỗn hợp gồm các tàu cá, tàu hải cảnh và hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực nhằm thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác. Vì vậy, để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay đòi hỏi các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia những quốc gia chịu nhiều tác động nhất từ các hành vi sai trái của Trung Quốc - cần tiếp tục duy trì các biện pháp pháp lý và ngoại giao cứng rắn hơn nữa nhằm đối phó với Trung Quốc. Thống nhất khuôn khổ pháp lý trong việc bảo vệ các tài nguyên, khoáng sản ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành vi khai thác trái phép của Trung Quốc cũng như không để Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây rối, cản trở hoạt động khai thái, đánh bắt cá và thăm dò dầu khí hợp pháp của các nước trong khu vực cùng các đối tác khác. Cùng với đó, cần đẩy nhanh tiến trình đàm phán thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (COC) – với tính ràng buộc, tạo cơ sở pháp lý cao để ngăn ngừa căng thẳng tại những khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Tin rằng, với sự vào cuộc mạnh mẽ của Việt Nam, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế Trung Quốc sẽ có nhìn nhận đúng đắn hơn về hành động của mình trên Biển Đông, không làm phức tạp thêm tình hình và trước hết hãy tôn trọng luật pháp quốc tế, cũng như các công ước đã thỏa thuận nhằm giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Mối đe dọa an ninh trên Biển đông là rất hiện hữu, các nước cần đấu tranh mạnh mẽ chống lại các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển đông
Trả lờiXóa