Trong các quốc gia đó, có VN !
Việc đưa VN vào danh sách khiến dư luận không chỉ ngỡ ngàng, mà còn phẫn nộ. Bởi lẽ, thời điểm cao trào của đại dịch, cũng chính bà Michelle Bachelet, trong phát biểu ngày 6/3 tại Thụy Sĩ, đã đề cập sự cần thiết cảnh giác với thông tin không chuẩn xác; khẳng định rằng: “thông tin sai lệch hoặc giả mạo có thể gây hại lớn vì thúc đẩy sự sợ hãi và định kiến”.
Vậy mà bây giờ, bà lại nhận định một cách hồ đồ, làm như VN ngăn chặn người dân đề cập thông tin về Covid-19; VN vi phạm quyền tự do ngôn luận tại thời điểm bùng phát dịch Covid-19.
Thưa bà Michelle Bachelet, có thể khẳng định, ở VN, trong mấy tháng qua, thông tin về Covid-19 là nhiều nhất. Trên báo chí: điều đó tất nhiên rồi. Cuộc họp nào của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch, báo chí cũng được trân trọng mời tham dự, đưa tin, cung cấp thông tin; vấn đề thông tin cũng được đánh giá, biểu dương. Còn trên mạng xã hội, có tới gần 600.000 tin, bài, video, clip liên quan đến Covid-19. Con số khổng lồ tin bài trên mạng xã hội nói lên rằng, chẳng một ai ở VN bị cấm đoán chia sẻ thông tin về Covid-19, nếu họ làm điều đó một cách có trách nhiệm.
Cơ quan C.A làm việc với những người đưa tin sai sự thật về Covid-19 |
Trước cả khuyến cáo của OHCHR về yêu cầu “cởi mở, minh bạch là chìa khóa để trao quyền, khuyến khích mọi người tham gia các biện pháp được thiết kế nhằm bảo vệ sức khỏe của chính họ và mọi người”, ngay từ đầu năm, khi mới ghi nhận các ca bệnh đầu tiên, Chính phủ VN đã yêu cầu ngành Y tế và các cơ quan liên quan minh bạch thông tin, coi đó như một nguyên tắc, đồng thời, là một giải pháp trong nhóm giải pháp phòng chống dịch.
Về điều này, ngày 12/5, TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại VN đã đánh giá rằng: “Các bạn (VN) nắm bắt thông tin rất nhanh, chia sẻ minh bạch, kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy, hiệu quả…”.
Nhân đây, cũng xin dẫn đánh giá của cuộc khảo sát do tổ chức Dalia Research, có trụ sở tại Berlin (CHLB Đức), công bố ngày 30/3: VN có tỉ lệ người dân tin tưởng vào các biện pháp ứng phó dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Chính phủ cao nhất thế giới.
Trong các biện pháp ứng phó đó, không thể gạt ra ngoài vai trò, đóng góp của truyền thông, phải không bà Michelle Bachelet ?
Đương nhiên, “chống dịch như chống giặc”, Chính phủ, cơ quan chức năng, đặc biệt là người dân VN, không thể dung túng cho những hành vi đưa thông tin sai, thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin bịa đặt, xuyên tạc, gây hoang mang trong người dân, gây hỗn loạn xã hội, xâm hại lợi ích của cộng đồng, gây nguy hiểm đối với xã hội, gây khó khăn, tốn kém thêm cho ngành y tế,v.v...
“Virus corona lây qua đường mạng” - báo chí đã nhận định như thế để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của tin giả, tin sai; để lên án, phê phán những “anh hùng bàn phím” và việc làm vô trách nhiệm của họ trong những ngày đại dịch. Và những phần tử thiếu ý thức đó đã phải cúi đầu thừa nhận hành vi sai phạm trước pháp luật.
Vậy nên, thật đáng trách những phát ngôn thiếu khách quan, và cả thiếu trách nhiệm nữa của OHCHR và bà Michelle Bachelet.
Những phát ngôn hồ đồ, không khách quan, không trung thực của Bà Michelle Bachele đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bà ta cần xem xét lại chính bản thân bà ta đã
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa