Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

THỰC CHẤT NHỮNG LUẬN ĐIỂM “THƯ NGỎ”, “TRAO ĐỔI”, “GÓP Ý CHO ĐẠI HỘI XIII” CỦA ĐẢNG


Hình thức “gửi thư”, “trao đổi”, “góp ý cho Đại hội XII” như trên đã trở thành hoạt động mang tính “truyền thống” mỗi kỳ Đại hội Đảng. Họ trình bày nhiều vấn đề, nhất là những vụ việc gây rối mang màu sắc chính trị nơi này, nơi khác, một số người mệnh danh là “dân chủ” được thể bới lại và tung hô lên “vấn đề đa đảng” hòng đánh lừa hoặc lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin theo ý đồ chính trị của họ.
Cụ thể trên các trang mạng, blog hải ngoại, mạng xã hội đăng tải bản “Góp ý cho Đại hội XIII”, tác giả sau trình bày những nội dung như “Đánh giá về tình hình mới”, quy kết Đảng “giác ngộ yếu kém yếu tố dân tộc, dân chủ đã tạo ra nỗi đau về hòa hợp dân tộc”, dẫn đến “Sự thất bại nghiêm trọng 45 năm xây dựng CNXH của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát huy sức mạnh quốc gia”… Các luận điệu dưới mác góp ý trên, kỳ thực là mưu toan xóa bỏ vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được quy định trong Điều 4 – Hiến pháp 2013. Thực hiện mục tiêu đó, chúng thường sử dụng một số thủ đoạn như:


Thứ nhất, đề cập đến các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Khi bàn về vấn đề dân chủ, chúng cho rằng, dân chủ là phải đa đảng, yêu cầu Việt Nam phải đa đảng, có đa đảng thì nhân dân mới có quyền làm chủ, có đang đảng đất nước mới phát triển... Nhưng thực tế lại không như vậy. Chẳng hạn, ở một số nước tư bản như Hoa Kỳ - được mệnh danh là “thiên đường tự do”, trong suốt hàng trăm năm qua kể từ khi ra đời, trong bối cảnh nhiều đảng, nhưng thực chất chỉ có hai đảng lớn nhất của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền. Tuy là hai đảng nhưng khó ai có thể tìm thấy sự khác nhau về bản chất, về lập trường giai cấp và hệ tư tưởng giữa hai đảng đó, và nếu có khác nhau thì chỉ ở tên gọi và một số chính sách nhất định mà thôi.
Thứ hai, lợi dụng một số vụ án kinh tế lớn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước; một số cán bộ suy thoái... để từ đó “quy kết” hệ thống chính trị là “yếu kém” cả về trách nhiệm và năng lực, cho rằng Đảng “phải chịu trách nhiệm” về tình trạng nói trên đòi thay quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu lịch sử đương đại, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lênin  khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công. Buông lỏng hoặc hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng là phạm sai lầm từ nguyên tắc, là thủ tiêu sức mạnh của nhà nước và hệ thống chính trị, tạo điều kiện cho chủ nghĩa cơ hội nổi dậy “cướp chính quyền”.         
Về phương diện thực tiễn, Đảng Cộng sản Việt Nam với truyền thống đoàn kết, thống nhất, được tổ chức và hoạt động chặt chẽ theo tư tưởng, nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đã lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong gần 35 năm qua đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước vững bước trên con đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng. Uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được củng cố, nâng cao. 
Về phương diện lịch sử, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ở Việt Nam cũng có thời kỳ tồn tại đa đảng, nhưng sau đó các đảng khác đều tự giải tán do hoàn thành vai trò lịch sử và không còn cơ sở xã hội để tồn tại. Đảng Cộng sản Việt Nam với vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam-đó là sản phẩm của sự lựa chọn mang tính khách quan của lịch sử dân tộc.         
Như vậy, có thể thấy bằng giọng điệu tinh vi để vu khống chế độ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sẽ không có dân chủ, họ cổ súy tư tưởng bài xích Đảng, từ đó thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi thực hiện nhà nước “tam quyền phân lập”. Phương thức, thủ đoạn rất nguy hiểm mà phần tử cơ hội chính trị, phản động sử dụng trong các “kiến nghị”, “góp ý”, “trao đổi” là đề và gửi đến cơ quan cao nhất của Đảng, đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sau đó phát tán trên các trang mạng hải ngoại, blog phản động, mạng xã hội. Người đọc cần phải tỉnh táo nhận diện, tránh bị cuốn vào trận địa xảo trá của họ, dẫn tới tư tưởng hoài nghi, hoang mang, dao động, suy giảm niềm tin với Đảng.

2 nhận xét:

  1. Các thư ngỏ trên chỉ là hoạt động chống phá Viêt Nam của các thế lực thù địch, phản động trước thềm Đại hội Đảng.

    Trả lờiXóa
  2. Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.

    Trả lờiXóa