Yêu nước trong thời chiến tranh là sẵn sàng đứng lên cầm súng, ra trận, và giết giặc. Yêu nước trong thời bình là học tập, tu dưỡng, nâng cao nhận thức, trở thành những con người thực sự có ích góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp. Hai thời và hai quan niệm khác nhau về lòng yêu nước, tuy nhiên tựu chung lại đó vẫn là góp phần bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, vì một Việt nam ngày càng lớn mạnh. Yêu nước rõ ràng trong thời bình không phải là cầm súng ra trận, yêu nước ở đây thể hiện ở
Đó mới là thể hiện lòng yêu nước một cách đúng đắn. Vậy mà, hiện nay vẫn còn có những người "thích thể hiện” lòng yêu nước theo một cách suy nghĩ, cách quan niệm khác, lạ và không giống ai.
Việc "thích thể hiện” lòng yêu nước đó chính là cái mấu chốt mà chỉ cần ai đó rút cái chốt đó ra thì họ hoàn toàn mất khả năng tự điều khiển và điều chỉnh những hành động của mình, để rồi từ đó họ bị lợi dụng vào các hoạt động mà có thể là trong lương tâm của họ không hề muốn, như thực hiện các hoạt động phạm tội, các hành vi vi phạm pháp pháp luật, biểu tình trái phép, gây rối trật tự công cộng…..
Những hành vi đó của những người “thích thể hiện” dù cố ý hay chỉ là vô tình thì đều gián tiếp tiếp tay cho các thế lực, phần tử xấu lợi dụng trong tuyên truyền, vu cáo, xuyên tạc hình ảnh đất nước và con người Việt Nam chúng ta, gây nhiều khó khăn, phức tạp trong xử lí những vấn đề mà lâu nay vốn đã rất nhạy cảm.
Vậy hóa ra, đó có phải là thể hiện lòng yêu nước một cách chân chính, đúng nghĩa không? Hoàn toàn không phải. Thậm chí sự “thích thể hiện” đó còn đi ngược lại với “lòng yêu nước”.
Đôi khi, một sự “nóng giận” nhất thời sẽ dẫn đến những hành động “mất khôn” và sự “mất khôn” đó bị “lệch hướng” so với quỹ đạo vạch ra ban đầu của nó.
Rõ ràng, những chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong giải quyết từ các vấn đề nhỏ đến những vấn đề trọng đại, liên quan đến các lĩnh vực khác nhau đều rất công khai, khách quan, minh bạch, sáng suốt. Tuy có thể không đạt đến sự hoàn hảo, tuyệt đối, nhưng đó là cái hữu hiệu nhất, được sự chấp nhận đông đảo nhất.
Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam dù ở những tầng lớp, địa vị khác nhau, có kẻ giàu, người nghèo, có người chức cao vọng trọng, có người thường dân, có người chọn theo con đường trí thức, có người chọn theo con đường lao động chân tay…. Nhưng tất cả mỗi người chúng ta đều có thể thể hiện lòng yêu nước, và tất nhiên sẽ không ai có thể giống ai được.
Và nếu để tìm ra được điểm chung thì thể hiện lòng yêu nước đầu tiên và trước hết chính là cùng đặt niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Yêu nước là phải từ tâm và từ những việc làm nhỏ nhất.
Lịch sử nước ta đã chứng kiến biết bao nhiêu người đã hi sinh xương máu, Vì Tổ quốc, vì bảo vệ đất nước Việt Nam, vì bảo vệ cho tương lai của thế hệ con cháu mai sau. Không chỉ vậy, đó còn là lịch sử hơn 4000 năm xây dựng đất nước kể từ khi “đẻ nước đẻ cái”, từ khi tên làng, tên xóm còn chưa có. Bao thế hệ đã xây dựng để có một đất nước mang hình dáng, mang giọng cười, tiếng nói cho một Việt Nam như hôm nay.
Chính vì vậy mỗi chúng ta lại càng phải yêu hơn và quý hơn, quyết ra sức giữ gìn Tổ quốc này, xây dựng nó ngày càng phát triển bền vững. Mỗi người đều đồng lòng cùng Đảng, Nhà nước bảo vệ vững chắc non sông, đất nước thì liệu có khó khăn, thử thách nào mà chúng ta không thể vượt qua.
Đừng bao giờ hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy luôn nhớ rằng, ở mỗi thời điểm chúng ta đang sống chính là thời điểm để chúng ta thể hiện tình yêu quê hương đất nước, cống hiến tuổi trẻ, tuổi thanh xuân cho sự bình yên của Việt Nam thân yêu.
Tổ quốc cho ta được sinh ra, được sống sung sướng, no đủ, được hòa bình yên ấm, chính vì vậy “làm” được gì đó cho Tổ quốc chính là nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả không của riêng ai mà là của chung tất cả chúng ta.
Hiện nay, bên cạnh những người trẻ đầy sự nhiệt huyết, cống hiến cho đất nước thì đâu đó vẫn còn có số ít bạn trẻ sống với những luồng tư tưởng, suy nghĩ tiêu cực. Có người còn đưa ra những so sánh Việt Nam chúng ta với những nước lớn mạnh, giàu có trên thế giới như Mỹ, Pháp, Anh, Đức… rồi nói rằng con người bên đó được sống “dân chủ” hơn, “tự do” hơn, “nhân quyền” được đảm bảo hơn và rồi nhìn lại thì cảm thấy thiệt thòi về hoàn cảnh sống của mình.
Đó là những suy nghĩ hết sức thiển cận, tiêu cực và vô trách nhiệm. Vô trách nhiệm với thế hệ cha ông đi trước, vô trách nhiệm với cuộc sống hiện tại, vô trách nhiệm với bản thân, và còn vô trách nhiệm với những thế hệ mai sau.
Dù bất kì nơi nào cũng đều có quá trình phát triển đi từ nghèo đói đến no đủ rồi hướng đến giàu mạnh. Việt Nam ta cũng vậy. Chiến tranh đã tàn phá đất nước ta quá nặng nề, chúng ta cần phải cố gắng hơn, quyết tâm hơn nữa để xây dựng đất nước ta phát triển mạnh giàu hơn, văn mình hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tự bản thân chúng ta trước hết cần phải suy nghĩ xem mình đã làm được những gì để góp phần xây dựng Tổ quốc này chưa? hay vẫn còn sa đà vào suy nghĩ ngây ngô thiển cận, sa đà vào những thú vui vô bổ, thậm chí nguy hiểm hơn là có những kẻ “vô công rỗi nghề”, “siêng ăn nhác làm” đã không làm được việc gì còn phát ngôn bậy bạ trên các trang mạng, tuyên truyền những luận điệu chống phá nhà nước Việt Nam, nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh đạo, phủ nhận thành quả của biết bao người dân Việt qua bao thế hệ đang hừng hực khí thế, hăng say lao động, thậm chí còn có nhiều người sẵn sàng bất chấp tính mạng của mình vì công cuộc xây dựng, bảo vệ và gìn giữ tổ quốc.
Càng nghĩ, bản thân tôi – người được sinh ra trong thời bình, càng thấy câu nói “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” không chỉ đúng với thế hệ trẻ mà còn đúng với tất cả những người dân Việt Nam yêu nước chân chính. Nó đã, đang và sẽ trở thành động lực để mỗi người cùng nhau cố gắng, đem hết sức mình tạo dựng một nước Việt Nam lớn mạnh, sánh vai với các cường quốc trên thế giới./.
Phải đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân
Trả lờiXóa