Bầu cử là công việc của mỗi quốc gia và có cách tổ chức và quy định bầu cử khác nhau. Không thể lấy mô hình của nước này áp đặt lên nước khác. Điểm chung trong bầu cử của các nước là theo nguyên tắc “phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.
Cũng như các kỳ Đại hội và bầu cử Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp, trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân
các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các thế lực thù địch đưa ra nhiều quan điểm chống
phá, như: “Đảng lãnh đạo bầu cử là không dân chủ”, “Bầu cử Quốc hội ở Việt Nam
là hình thức”; “Đảng cử - dân bầu”; “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng
đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”; “Đảng Cộng sản đang độc diễn
trong bầu cử”; “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo
cuộc bầu cử”; “Cuộc bầu cử Quốc hội chỉ là hình thức, quyền lực trong Quốc hội
đã được các “phe cánh” của Đảng “an bài”, “thỏa hiệp”, “phân chia”,…
Đó
là những luận điệu phản động. Cần phải khẳng định lại rằng:
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘC BẦU CỬ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân làm Cách
mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã được thực tiễn kiểm nghiệm, được nhân dân thừa nhận, được hiến định trong
các bản Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013. Khoản 1, Điều 4, Hiếp pháp năm 2013 quy
định: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu
trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân
tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội nên việc Đảng lãnh đạo cuộc bầu cử là tất yếu khách
quan, là hợp hiến, hợp pháp. Để cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân
dân các cấp thành công tốt đẹp, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45-CT/TW
ngày 20/6/2020 về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Hiện nay, các nước dù theo thể chế chính trị nào đều có
đảng chính trị. Các nước theo chế độ đa đảng, các đảng chính trị đều lãnh đạo
các cuộc bầu cử. Cớ gì lại phê
phán Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bầu cử?
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM GIỚI THIỆU NHỮNG NGƯỜI ĐỂ BẦU LÀM
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP LÀ ĐÚNG THẨM QUYỀN.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội, trong
đó có lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ. Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) đã khẳng định: “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội
ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào
hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo của hệ thống chính trị”.
Các nước tư bản chủ nghĩa, các đảng phái chính trị đều cử
người của đảng mình tham gia tranh cử vào thượng viện, hạ viện, tham gia tranh
cử bầu tổng thống, thủ tướng, v.v...
Tại sao lại cho rằng ở Việt Nam lại “Đảng cử - dân bầu”?
Trên thế giới đều “đảng cử - dân bầu”. Vấn đề quan trọng nhất là “cử” ai. Những
người có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Chỉ thị số 45-CT/TW của Bộ Chính trị và các văn bản khác,
như Nghị quyết số 1186/2021/UBTVQH14 về Quy định chi tiết, hướng dẫn việc tổ
chức hội nghị cử tri; việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp ở xã, ở thôn, tổ dân phố; việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử,
lập danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trong
bầu cử bổ sung; Nghị quyết số 1187/NQ/UBTVQH14 về Hướng dẫn việc xác định cơ
cấu, thành phần và phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Nghị quyết số 41/NQ-HĐBCQG về việc
hướng dẫn mẫu hồ sơ ứng cứ, mẫu phiếu bầu cử, nội dung phòng bỏ phiếu và các
mẫu văn bản sử dụng trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đều thể hiện rõ những vấn đề cơ
bản nhất:
Một là, xác định rõ tiêu chuẩn đối với ứng viên: Trung thành
với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì
mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo
đức tốt, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật;
có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện
quan liêu, hách dịch, cậy quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình
độ học vấn, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín
để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng
nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, v.v...
Hai là, thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo
đảm công khai, minh bạch.
Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng Việt Nam; và chắc chắn sẽ lãnh đạo thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Trả lờiXóa