Một trong những vấn đề cấp bách để đẩy lùi đại dịch Covid 19 lúc này đó là vắc-xin. Nhưng vấn đề nan giải với các quốc gia chưa sản xuất được vắc-xin hoặc tiềm lực kinh tế còn eo hẹp để có thể sở hữu lượng vắc-xin đủ để tiêm cho toàn dân đang khiến cho các giới lãnh đạo ngày đêm không ngủ.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng
xoáy của vấn đề trên và lại càng cấp bách hơn bao giờ hết khi làn sóng Covid
lần thứ 4 vẫn đang hoành hành tại một số tỉnh của Việt Nam. Về lâu dài, chúng
ta không thể chỉ thụ động phòng ngừa và dịch đến thì “đánh đuổi”, vì nó ảnh
hưởng quá lớn đến sức khỏe, tính mạng, đời sống của nhân dân, sự phát triển
kinh tế, xã hội. Cho nên, vắc-xin sẽ là “tấm khiến chắn” vững chắc
nhất để cho cuộc sống và hoạt động sản xuất được quay trở lại quỹ đạo bình
thường vốn có.
Theo đó, chúng ta cũng thấy, những
người đứng đầu Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình,
vận dụng linh hoạt các mối quan hệ ngoại giao để có thể kéo nguồn vắc-xin về
Việt Nam. Chính vì thế “Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19” đã chính thức ra mắt
tối 5-6 tại Hà Nội.
Theo Thủ tướng Phạm Minh
Chính: "Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19 được thành lập với sứ mệnh huy
động tổng hợp nguồn lực đóng góp xã hội để chia sẻ với ngân sách nhà nước nhằm
phục vụ cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin
trong nước và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân trên nguyên tắc đảm
bảo sự tự nguyện đóng góp, hoạt động công khai, minh bạch và đúng quy định của
pháp luật và thuận lợi nhất cho việc đóng góp".
Như vậy, có thể thấy rõ tầm quan
trọng của Qũy vắc-xin đối với đời sống, xã hội. Vì thực tế cũng cho
thấy trong tổng thể các phương pháp chống dịch, chúng ta không lựa chọn giải
pháp dễ làm mà có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và phát triển kinh
tế - xã hội. Và vừa qua, chủ trương này đã thực sự đúng đắn khi các địa phương
là tâm dịch chỉ thực hiện phong tỏa những vùng bị dịch, giãn cách ở những vùng
có nguy cơ cao và vẫn đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường bằng phương pháp
khoanh vùng, cách ly, truy vết, dập dịch.
Nhưng đó chỉ là giải pháp tức thời,
cho nên để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường, Đảng và Nhà nước thực hiện
mục tiêu sớm tiêm vắc-xin miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được
sự miễn nhiễm cộng đồng và việc này cần duy trì hàng năm. Tiêm vắc-xin là
giải pháp căn cơ, lâu dài, mang tính quyết định và có tính chiến lược để thoát
khỏi đại dịch Covid-19.
Để Quỹ hoạt động có hiệu quả, đúng
mục đích, Bộ
Tài chính vừa ban hành Thông tư 41/2021/TT-BTC hướng dẫn về tổ chức,
hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài
chính Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam. Theo đó, Quỹ thực hiện thu, chi,
kế toán, quyết toán, báo cáo và công khai tài chính của Quỹ theo
hướng dẫn tại Thông tư này. Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán về các hoạt động tài chính của Quỹ của các cơ quan quản lý
nhà nước về tài chính và Kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp
luật; giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cộng đồng. Quỹ
được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương
mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ, nhưng phải
đảm bảo an toàn. Sau khi Quỹ chấm dứt hoạt động và giải thể, số dư
của Quỹ (nếu có) được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương để bổ sung
nguồn lực mua vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước.
Mục đích, quy chế quản lý, sử dụng
Quỹ vắc-xin rất rõ ràng, chặt chẽ, minh bạch như vậy, tuy nhiên, các thế
lực thù địch, số chống đối chính trị vẫn cố tình tuyên truyền xuyên tạc, phát
tán nhiều thông tin sai trái, bóp méo chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về
việc thành lập Quỹ vắc-xin, cố tình “tung hòa mù”, gây sự hoài nghi, kêu
gọi chống lại việc ủng hộ trong nhân dân để gây Quỹ.
Thế nhưng, dân gian có câu “chó cứ
sủa và đoàn người vẫn đi”. Mặc dù “chiến dịch tuyên truyền chống phá” của các
đối tượng rất nham hiểm, được tạo dựng bởi vỏ bọc tinh vi nhưng có một sự thật
rằng bản chất và bộ mặt xấu xí của các đối tượng đã được vạch trần, phanh phui
trước dư luận, cho nên, chẳng ai còn muốn nghe, muốn tin theo luận điệu sai
trái cố tình chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các đối tượng. Chính vì vậy, từ
khi thành lập Quỹ đến nay, nguồn tài chính vẫn không ngừng chảy vào Quỹ từ sự đóng
góp nhiệt thành của nhiều cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài nước.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa