Phiên họp trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 diễn ra vào sáng 11/8, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã trình bày Báo cáo về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.
Sau khi phân tích bối cảnh, tình
hình, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã nêu lên những quan điểm lớn trong triển
khai nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025, trong đó nhấn mạnh,
trong bối cảnh khó khăn hiện nay, chúng ta phải có cách tiếp cận mới, tạo đột
phá mới.
Trên tinh thần thực hiện đồng bộ,
hiệu quả 6 nhiệm vụ trọng tâm, 3 đột phá chiến lược và 12 nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chính
phủ xác định 6 quan điểm, định hướng chỉ đạo điều hành của giai đoạn 2021-2025.
Trong đó nhấn mạnh, cần quán triệt và triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại
hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, các nghị quyết của Quốc
hội, Chính phủ. Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội,
thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng
phó biến đổi khí hậu.
Bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người
dân là trên hết, trước hết; quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 trên nguyên tắc
linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc, tùy từng thời điểm, từng nơi, từng
địa phương, địa bàn, cơ quan, đơn vị để lựa chọn ưu tiên phù hợp giữa phòng chống
dịch và phát triển kinh tế-xã hội. Chủ động xây dựng giải pháp khả thi thích ứng
với bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường,
coi nội lực là yếu tố cơ bản, chiến lược lâu dài, quyết định, ngoại
lực là quan trọng, cần thiết, đột phá; biến nguy thành cơ, coi khó khăn, thách
thức là động lực phấn đấu để vươn lên; huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc;
bám sát thực tiễn, đánh giá, dự báo đúng tình hình, quyết tâm cao, nỗ lực lớn,
hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm.
Tăng cường đổi mới, sáng tạo, có
cách tiếp cận mới, tạo đột phá trong bối cảnh mới. Chú trọng việc tổng kết, phổ
biến, nhân rộng, phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm quý, mô hình hay, cách
làm hiệu quả. Những vấn đề đã “chín”, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng,
thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, những vấn đề
chưa có quy định hoặc quy định không còn phù hợp với thực tiễn thì mạnh dạn thí
điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về thể
chế theo hướng cấp nào ban hành cấp đó phải tháo gỡ, vượt quá thẩm quyền, báo
cáo cấp trên trực tiếp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm
đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực; tổng kết, đánh
giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh, tiếp tục hoàn thiện chính sách
bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Huy động
và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.
Xây dựng Chính phủ và chính quyền các cấp
đoàn kết, liêm chính; kỷ luật, kỷ cương; tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; năng động,
đổi mới sáng tạo; thấm nhuần phương châm đặt lợi ích Quốc gia, Dân tộc lên
trên hết, trước hết; “dân là gốc” và xuất phát từ quyền, lợi
ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Càng khó khăn, phức tạp thì
càng phải giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể trên tinh thần
khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn
trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, thống
nhất cao.
Những nội dung trên thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ nhiệm kỳ
2021 -2026. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào một Chính phủ đổi mới, liêm chính,
kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.
Văn hóa phát triển sẽ góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, tạo lập môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh, nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa học công nghệ, nâng cao kỷ cương, kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. - K10
Trả lờiXóaPhát triển kinh tế phải đi đôi với bảo tồn văn hóa dân tộc
Trả lờiXóa