Năm 1988, khi bàn về văn hóa, Tổng Giám đốc Tổ chức UNESCO Federico Mayor khẳng định rằng: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”(1).
Ngược dòng lịch sử, trước đó 45 năm - năm 1943, trong phần cuối
của bản thảo cuốn Nhật ký
trong tù, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như
mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công
cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ
những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”(2). Với nhận định này, có thể
thấy trong quan niệm của Người, văn hóa chính là toàn bộ những sáng tạo vật
chất và sáng tạo tinh thần của con người nên "văn hóa là một kiến trúc
thượng tầng"(3); văn hóa là sự sáng tạo của ngôn ngữ, đạo đức, lối sống,
giáo dục, khoa học, pháp luật, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... Vì thế, về bản
chất, dù ở nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, thì văn hóa chính là sự sáng tạo, phát
minh của con người vì mục đích sinh tồn và phát triển. Văn hóa là cơ sở tạo nên
đời sống xã hội, là đặc trưng của xã hội loài người; trong đó, con người vừa là
chủ thể của văn hóa vừa là sản phẩm của văn hóa..
Từ 2 quan niệm nêu trên, có thể thấy cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Tổ chức UNESCO đều khẳng định vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của
tiến trình lịch sử loài người nói chung và sự phát triển kinh tế - xã hội nói
riêng; đều cho rằng văn hóa là một hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn. Với ý nghĩa đó,
văn hóa chính là linh hồn của một xã hội, là sức mạnh trường tồn của một quốc
gia/dân tộc, đồng thời cũng chính là sức sống vươn lên của thời đại. Mỗi quốc
gia/dân tộc muốn phát triển ổn định và bền vững tất yếu phải xây dựng, phát
triển văn hóa và con người gắn liền với phát triển kinh tế và ổn định chính trị
xã hội; phải đặt văn hóa trong mối quan hệ chặt chẽ với chính trị, kinh tế, xã
hội.
Đồng thời, coi trọng vai trò của nền văn hóa dân tộc trong tiến
trình phát triển của đất nước, cũng trong phần cuối của bản thảo cuốn Nhật ký trong tù, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: “Năm điểm lớn xây dựng nền văn hóa dân tộc. 1. Xây dựng tâm lý: tinh
thần độc lập tự cường. 2. Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần
chúng. 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội. 4. Xây dựng chính trị: dân quyền. 5. Xây dựng kinh tế”(4). Có thể
thấy, "Năm điểm lớn" này thể hiện rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nền văn hóa dân tộc Việt Nam, bao gồm tất cả các mặt: tâm lý con người, đạo
đức, xã hội, chính trị, kinh tế; chú trọng xây dựng con người Việt Nam với hệ
giá trị: có tinh thần độc lập, ý thức tự cường, có đạo đức, biết hy sinh mình
vì mọi người. Trong nền văn hóa đó, mọi giá trị và hoạt động đều hướng đến lợi
ích của nhân dân; mọi người dân đều được thụ hưởng các quyền chính đáng của con
người và mục tiêu làm “lợi cho quần chúng”, “phúc lợi của nhân dân trong xã
hội” chính là ý nghĩa và giá trị nhân văn mà nền văn hóa dân tộc mang lại.
"Năm điểm lớn" này thể hiện rõ mối quan hệ biện chứng trong xây dựng
nền văn hóa của dân tộc; trong đó, con người vừa là chủ thể của xã hội, nhưng
cũng vừa là sản phẩm của xã hội và xã hội vừa được xây dựng bởi con người, song
cũng vừa là nền tảng để xây dựng con người. Cho nên, chỉ con người có văn hóa
mới có thể xây dựng một xã hội có văn hóa và chỉ một xã hội có văn hóa mới tạo
được điều kiện để con người văn hóa ra đời, phát triển.
Đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng trong năm 1943, Đề cương về văn hoá Việt Nam của
Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam) ra đời đã không chỉ đánh giá
đúng vị trí, vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của dân tộc mà còn khẳng
định: "Quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị: Nền tảng kinh tế của
một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa
của xã hội kia”(5) và “a) Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế,
chính trị, văn hoá) ở đó người cộng sản phải hoạt động. b) Không phải chỉ làm
cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hoá nữa”(6). Đồng thời, Đề cương cũng nêu 3 nguyên tắc vận
động xây dựng nền văn hóa Việt Nam, thể hiện tính khoa học và tính cách mạng
sâu sắc - đó là: "a) Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa
khiến cho vǎn hóa Việt
Nam phát triển độc lập); b) Đại
chúng hóa (chống
mọi chủ trương
hành động làm
cho vǎn
hóa phản lại đông đảo quần
chúng hoặc
xa đông đảo quần
chúng); c) Khoa học
hóa (chống
lại tất cả
những cái gì làm cho vǎn hóa
trái khoa học,
phản tiến bộ)"(7).
Theo dòng lịch sử, nền văn hóa Việt Nam được hun đúc suốt chiều
dài dựng nước và giữ nước đã không chỉ nuôi dưỡng, đắp bồi tinh thần đoàn kết
dân tộc, lòng vị tha, cởi mở, tinh thần khoan dung tôn giáo, chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam, khát vọng độc lập, tự do, tự cường của nhân dân Việt Nam… mà còn khơi
dậy và phát huy, nhân nguồn sức mạnh đó trong hành trình đấu tranh cho độc lập,
tự do, hạnh phúc của dân tộc hơn 90 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những
giá trị văn hóa tinh thần quý giá của dân tộc, của con người Việt Nam - nguồn
sức mạnh nội sinh của dân tộc đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc mùa Thu năm 1945, sáng lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa - mở đầu một kỷ nguyên mới cho đất nước Việt Nam, nhân dân Việt Nam trên
hành trình xây dựng và phát triển.
Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh
và Đảng đã chú trọng xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, con người
Việt Nam mới đúng như V.I.Lênin đã chỉ rõ: "Sau khi người ta đã hoàn thành
cuộc cách mạng chính trị lớn nhất chưa từng thấy trên thế giới, thì những nhiệm
vụ khác lại đặt ra cho chúng ta, những nhiệm vụ về văn hoá" và "nâng
cao trình độ văn hoá là một trong những nhiệm vụ bức thiết nhất”(8) mà những
người cộng sản phải làm sau khi đã giành được chính quyền. Vì thế, ngày
13/9/1945, chỉ 11 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nhà nước Việt
Nam mới, trong buổi tiếp ông Nguyễn Tường Phượng (Tạp chí Tri Tân), Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nhấn mạnh: “Có chính trị mới có văn hóa, xưa kia chính trị bị đàn
áp, nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được. Nay nước ta đã độc lập, tinh
thần được giải phóng, cần phải có một nền văn hóa hòa hợp với khoa học và hợp
cả với nguyện vọng của dân”(9). Tiếp đó, phát biểu trong buổi khai mạc phòng
triển lãm văn hóa ngày 7/10/1945, Người cũng khẳng định: "Trong công cuộc
kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau:
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”(10).
Đặc biệt, thấu hiểu sâu sắc rằng, để một quốc gia, dân tộc nói
chung, Việt Nam nói riêng phát triển bền vững sau hơn 80 năm trời nô lệ, thì
văn hóa phải thật sự thấm sâu, gắn kết chặt chẽ với chính trị và kinh tế; để sự
gắn kết này là điều kiện quan trọng để giữ/củng cố và xây dựng chính quyền
trong sạch vững mạnh, thật sự là chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân nhằm thực hiện mục tiêu cao cả là: "dân quyền", “lợi cho quần
chúng”, “phúc lợi của nhân dân", trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa
toàn quốc ngày 24/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Số phận dân ta là
ở trong tay dân ta. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”(11).
(1) Thập
kỷ thế giới phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao,
Hà Nội, 1992, tr.23.
(2) (4) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, H, 2011, t.3, tr. 458, 458.
(3) (9) (10) (11) Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Bảo tàng Hồ
Chí Minh, H, 1997, tr.11, 10, 11, 11, 320.
(5) (6) (7) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2000, t.7, tr. 316, 316, 319, 246, 40.
(8) V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ,
Matxcơva, 1978, t.44, tr 211-212.
Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp làm nên giá trị của con người. Văn hóa giúp con người hình thành những phẩm chất phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹp, lành mạnh với cái xấu xa. hư hòng, cái tien bộ với cải lạc hậu, bảo thủ. Từ đó aiúp con người phấn đâu lảm cho cái tôt đẹp. lành mạnh ngày càng tăng, càng nhiều, càng lạc hậu, bảo thủ, ngày càng giảm, vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ để hoàn thiện bản thân. Với ý nghĩa đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. - k10
Trả lờiXóatôi cũng nghĩ như bạn
XóaSuốt hơn 90 năm qua, tư tưởng chiến lược của Người đã được quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả. Trong suốt quá trình đó, cùng với biến đổi, phát triển của thực tiễn và của tư duy, các quan điểm, đường lối về văn hóa của Đảng được kế thừa, bổ sung và phát triển. Trải qua các giai đoạn cách mạng và các kỳ Đại hội, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Đảng ta không ngừng kế thừa và phát triển các chủ trương, đường lối, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam từng bước trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc- k10
Trả lờiXóaChủ tịch Hồ Chí Minh nêu định nghĩa giản dị mà sâu sắc về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”- k10
Trả lờiXóaNhững tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa trở thành kim chỉ nam cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trả lờiXóa