Một là, từ phá thế bị bao vây, cấm vận,
chúng ta đã tạo dựng và củng cố ngày càng vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở,
đa phương hóa, đa dạng hóa, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, chúng
ta đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với tất cả các nước láng giềng,
các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, từ đó tranh thủ
được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với công cuộc đổi mới của
nhân dân ta. Tính ra, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng
số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có "quan hệ đặc
biệt," 17 nước "đối tác chiến lược" và 13 nước "đối tác
toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và
có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp
quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO v.v...
Đối
ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành,
lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi
vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc
gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền
và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị
viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện
quốc tế quan trọng. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính
trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng
cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức hữu nghị của nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực,
góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công
cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Hai là, chúng ta đã tạo dựng được môi trường
quốc tế thuận lợi và huy động được các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế-xã hội. Từ một nước có nền kinh
tế kế hoạch tập trung, bị bao vây, cấm vận, đến nay nước ta đã trở thành một
nước có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa liên kết kinh tế sâu
rộng; đã ký 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 3 FTA thế hệ mới
có tiêu chuẩn rất cao, và mạng lưới liên kết kinh tế sâu rộng với hầu hết các
nền kinh tế quan trọng trên thế giới. Nếu cách đây 30 năm, chúng ta mới có quan
hệ kinh tế - thương mại với gần 30 nước và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có quan
hệ kinh tế-thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ; tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu đến nay đã đạt khoảng 600 tỉ USD, gấp khoảng 120 lần so với những năm đầu
của thời kỳ đổi mới. Chúng ta đã thu hút được hơn 400 tỷ đôla Mỹ vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó đã giải ngân được khoảng 250 tỷ USD v.v…
Công tác người Việt Nam ở nước ngoài cũng đã huy động được nguồn lực to lớn của
kiều bào ta để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong
bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hiện nay, chúng ta đã chủ động
đóng góp có trách nhiệm vào sự nỗ lực chung của quốc tế trong phòng, chống dịch
COVID-19, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ của quốc tế về vaccine, thiết bị y
tế và thuốc điều trị, đóng góp quan trọng vào việc phòng, chống dịch COVID-19
và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Ba là, đối ngoại đóng vai trò tiên phong
trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần quan trọng vào việc
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước. Các vấn đề biên giới với các nước liên quan từng bước được giải quyết,
tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để bảo vệ chủ quyền, giữ vững đường
biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đồng
thời góp phần vào việc củng cố hòa bình, ổn định trong khu vực. Đối với những
vấn đề phức tạp về biên giới lãnh thổ, chúng ta luôn giương cao ngọn cờ hòa
bình, hợp tác, tích cực trao đổi, đàm phán với các nước liên quan kiểm soát bất
đồng, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bốn là, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta
trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, đóng góp tích cực và
đầy tinh thần trách nhiệm vào việc giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và
tiến bộ trên thế giới. Chúng ta đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế
lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ
nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới
về ASEAN…; đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia lực lượng gìn giữ hòa
bình của Liên hợp quốc ở châu Phi. Trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, tiếng
nói, sáng kiến và cách thức giải quyết có lý, có tình trên tinh thần bình đẳng,
hòa hiếu và nhân văn của nước ta đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của cộng
đồng quốc tế, nhờ đó vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên
trường quốc tế.
Những
cố gắng, kết quả và thành tích của chúng ta nói trên đã góp phần rất quan trọng
vào thành tựu chung to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước ta sau 35 năm đổi
mới như Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định, làm cho "đất nước ta chưa bao
giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay."
đối ngoại đã phối hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng và quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị, đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ: Phát huy vai trò tiên phong trong giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa; chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng; huy động nguồn lực to lớn từ bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới-k10
Trả lờiXóaĐối ngoại của Việt Nam rất mềm dẻo
XóaViệt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện-k10
Trả lờiXóaĐiểm nhấn quan trọng trong các văn kiện thông qua tại Đại hội XIII là xác định tầm nhìn chiến lược và khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Đại hội không chỉ hoạch định đường lối phát triển của đất nước đến năm 2025 mà còn hoạch định đường lối, tầm nhìn dài rộng hơn đến 2030 và 2045-k10
Trả lờiXóaGiữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó có đối ngoại. Đặc thù của đối ngoại là sử dụng các phương thức, biện pháp hòa bình để ngăn ngừa, hóa giải và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.-k10
Trả lờiXóa