Nguy hại từ “viên đạn” vô hình
Theo nghĩa rộng, chiến tranh tâm lý là sự kế tục của chính trị
và là phương tiện của chính trị; là cách thức, phương pháp đấu tranh tư tưởng
của các bên có mâu thuẫn về tư tưởng. Theo nghĩa hẹp, chiến tranh tâm lý là các
thủ đoạn của đấu tranh tư tưởng, hay còn được gọi là tâm lý chiến thông qua sử
dụng các biện pháp, cách thức tác động vào tâm lý con người, xã hội của đối
phương; nhằm tạo ra những xung đột tư tưởng, từ đó gây mất đoàn kết, khủng
hoảng và xung đột nội bộ, suy giảm tinh thần chiến đấu, dẫn đến phe cánh, bè
phái, nội chiến, rồi tự tan rã.
Với gần 5 tỷ thiết bị thông tin liên lạc có kết nối internet trên toàn thế giới hiện nay, cuộc chiến
trên không gian mạng đã được định nghĩa là “chiến trường thứ năm”. Lý do để các
nước sử dụng triệt để chiến tranh tâm lý là vì sau khi nghiên cứu các biểu hiện
tâm lý con người và xã hội, các chuyên gia quân sự cho rằng, nơi dễ bị tổn
thương nhất là tâm lý con người và xã hội nên đánh vào đây chẳng khác nào đánh
vào “tiền duyên phòng ngự” trong trận địa tư tưởng. Một lý do khiến nhiều nước
trên thế giới luôn coi chiến tranh tâm lý là mũi nhọn khi thực hiện mục đích hạ
bệ, lật đổ chế độ chính trị, chính phủ của một nước khác là bởi phương thức này
khiến đối phương khó “điểm mặt, chỉ tên” kẻ thù một cách chính xác; tốn kém
không nhiều về kinh tế, không đổ máu binh sĩ trên chiến trường và không có sự
tàn phá của bom đạn như chiến tranh xâm lược truyền thống.
Chiến tranh tâm lý diễn ra ở nhiều lĩnh vực: Chính trị, kinh tế,
xã hội, văn hóa, quân sự, ngoại giao, khoa học-công nghệ, truyền thông, giáo
dục, thể thao... Trong thời bình, chiến tranh tâm lý trở thành phương tiện quan
trọng để tiêu diệt chính phủ của quốc gia có chủ quyền hoặc chế độ chính trị có
xu hướng đi ngược lại mục tiêu “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”.
“Đạn” của chiến tranh tâm lý là thông tin, với nhiều loại
“đạn” được sử dụng ở từng thời điểm khác nhau. Nếu là tuyên truyền công khai
thì sẽ có “thông tin trắng”. Còn tuyên truyền bí mật lại có “thông tin đen”,
“thông tin xám”, “thông tin hồng”... Nhằm thực hiện triệt để 3 chức năng
chính: Một là, đánh lạc phương hướng chính trị của đối phương thông qua việc
cung cấp nhiều thông tin sai lệch cho cá nhân và cộng đồng, làm biến dạng chân
lý, mang lại cho con người “bán chân lý” (thực thực hư hư), tạo nên những ảo
tưởng xa lạ. Hai là, phá hoại đạo đức, lối sống của quân đội và nhân dân phía
đối lập, khêu gợi sự thất vọng. Ba là, gieo cấy vào nhận thức của quần chúng
các quan điểm và giá trị tinh thần theo mục đích của bên tham chiến. Vì là cuộc
chiến vô hình, không giới tuyến, không bộc lộ trực diện ý đồ, khó xác định đối
tượng và thông qua việc sử dụng thông tin ở các thời điểm khác nhau nên chiến tranh
tâm lý trở thành cuộc chiến khó nhận diện và phòng, chống.
Cần có lực lượng chuẩn bị tâm lý cho quân nhân
Trên thực tế, nhiều quốc gia đã xây dựng lực lượng tâm lý chiến
trên internet và sử dụng hiệu quả đội quân này phục vụ mục tiêu chiến lược của
mỗi nước. NATO đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu hợp tác quốc phòng trên
mạng (CCDCE), đặt trụ sở tại Tallinn (thủ đô của Estonia) và thiết lập các kết
nối giữa hệ thống mạng quân đội với hệ thống mạng dân dụng. Thành viên gồm
những kỹ sư và hacker giỏi về thông tin mạng.
Quân đội nhân dân Việt Nam ngay từ trong những năm tháng ác liệt
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đã nhận thấy
tầm quan trọng và dành sự quan tâm đặc biệt cho tâm lý học quân sự. Cuối năm
1969, Ban Nghiên cứu tâm lý học quân sự được thành lập. Để chuẩn bị tốt hơn nữa
nhân tố con người trong hoạt động quân sự, ngày 23-12-1976, theo Quyết định số
310/QĐTM của Bộ Tổng Tham mưu, Khoa Tâm lý-Giáo dục học quân sự, Học viện Chính
trị được thành lập. Đến tháng 2-1979, đồng chí Trung tá Hoàng Linh, Trưởng
phòng Nghiên cứu tâm lý của Tổng cục Chính trị được điều động về giữ chức Chủ
nhiệm khoa và toàn bộ bộ phận nghiên cứu của Tổng cục Chính trị được tăng cường
về cho khoa. Trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, Khoa Tâm lý học quân
sự đã có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng quân
đội, củng cố quốc phòng. Tâm lý học quân sự cung cấp cơ sở khoa học cho xây
dựng, phát huy nhân tố con người, trực tiếp góp phần xây dựng tiềm lực chính
trị-tinh thần cho quân đội, nhất là chuẩn bị tâm lý vững vàng cho quân nhân,
hạn chế những tác hại từ các thông tin xấu độc.
Chiến tranh tâm lý thời nào cũng có, nhưng trong thời đại
internet phát triển, chiến trường chiến tranh tâm lý mang một diện mạo mới,
được mở rộng về quy mô và phát huy tối đa uy lực của nó. Để bộ đội có sức đề
kháng tốt, tạo ra sự miễn dịch tâm lý, đòi hỏi rất cần có lực lượng chuẩn bị
tâm lý cho quân nhân trước tác động của chiến tranh tâm lý hiện nay.
Mặc dù là thời bình, song Chiến tranh tâm lý của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam chưa bao giờ dừng lại. Sự điều chỉnh về phương thức, thủ đoạn không làm thay đổi bản chất phản động, ngoan cố của chúng. Hơn nữa, việc khai thác triệt để công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền, chống phá đang làm cho diễn biến về Chiến tranh tâm lý của chúng đối với nước ta ngày càng phức tạp, có mặt sâu sắc hơn. Nhận thức rõ điều đó là cơ sở để chúng ta vạch trần bộ mặt thật của các thế lực thù địch và chủ động đấu tranh làm thất bại chiến tranh tâm lý của chúng.- k10
Trả lờiXóachiến tranh tâm lý thời bình hay thời chiến đều có
XóaDưới sự lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam luôn kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đã cùng với nhân dân làm nên những chiến thắng huy hoàng, xứng đáng là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cho toàn dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc-k10
Trả lờiXóaPhát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội kế tiếp nhau luôn thực hiện tốt chức năng của đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng-k10
Trả lờiXóaTiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công tác đảng, công tác chính trị gắn với triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về "Phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ", kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới"-k10
Trả lờiXóa