Trước
hết, phải khẳng định rằng, đổi mới, sáng tạo và “bốn dám” (dám nghĩ, dám nói,
dám làm, dám chịu trách nhiệm) vì lợi ích chung là đặc trưng cơ bản của phẩm
chất Bộ đội Cụ Hồ được
hun đúc trong kháng chiến, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua thời gian,
phẩm chất đó ngày càng được bồi đắp, phát huy. Thực tiễn cho thấy, hơn 77 năm
xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội ta luôn quan tâm, coi trọng, động
viên, cổ vũ các phong trào thi đua, sáng tạo trong đội ngũ cán bộ, sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Từ
thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc và lao động xây dựng đất nước đã xuất
hiện nhiều tấm gương Bộ đội Cụ Hồ đổi mới, sáng tạo và “bốn dám” vì lợi ích dân
tộc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội ta là
người luôn đau với từng vết thương của mỗi người chiến sĩ, tiếc từng giọt máu
của bộ đội. Trong những giờ phút cam go nhất của trận chiến, tại cuộc họp Đảng
ủy và Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, mặc dù nhiều ý kiến chưa thông suốt
nhưng Đại tướng vẫn quyết định chuyển phương châm đánh nhanh, thắng nhanh sang
đánh chắc, tiến chắc, hoãn nổ súng, kéo pháo ra. Thực tế lịch sử đã cho
thấy đó là một quyết định sáng suốt và đầy trách nhiệm của Đại tướng và Bộ chỉ
huy chiến dịch, giúp quân và dân ta giành thắng lợi "lừng lẫy Điện Biên,
chấn động địa cầu".
Phát
huy truyền thống quân đội “trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hy
sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, trong môi
trường đặc thù, nhiều gian khó, nên phẩm chất đổi mới, sáng tạo và "bốn
dám” vì lợi ích chung càng được bộc lộ rõ. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng, đổi mới, sáng tạo được coi là động lực quan trọng
để phát triển quốc gia.
Chúng
ta đều biết, khẳng định và làm nên tên tuổi của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông
Quân đội (Viettel) hôm nay chính là từ quyết sách của đơn vị: Để giải quyết
việc khó nhất, Viettel phải đi kiếm tìm, chiêu mộ và đào tạo nên những người
giỏi nhất. Với khẩu hiệu: “Đổi mới, đổi mới, đột phá, tiên phong” từ trong thực
tiễn công tác đã xuất hiện nhiều tấm gương biết cách giải quyết việc khó nhất
theo cách làm khác biệt, đạt hiệu quả cao; đóng góp được nhiều nhất cho tổ
chức, đơn vị. Đó là minh chứng về tinh thần đổi mới, sáng tạo và “bốn dám” của
Bộ đội Cụ Hồ trong thời đại 4.0 hiện nay.
Phát
huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, trong cuộc chiến chống “giặc Covid-19” vừa qua, đã
xuất hiện nhiều tấm gương cá nhân, tập thể dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Trong cuộc chiến ấy, nhiều gia đình quân nhân có cha mẹ, vợ con bị nhiễm
Covid-19, nhiều người thân của cán bộ, chiến sĩ từ trần, nhưng vì công cuộc
chống dịch, bảo vệ nhân dân, họ đã nén đau thương, gác lại niềm riêng để tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ.
Không
ít cán bộ, chiến sĩ bị nhiễm bệnh trong quá trình chống dịch, vừa khỏi bệnh lại
xung phong ở lại tiếp tục phục vụ nhân dân. Cùng với đó, các đơn vị quân đội
tăng cường vào miền Nam chống dịch tựa như những cánh quân, vững vàng, linh
hoạt, mưu trí, sáng tạo, xử lý tốt các tình huống, đem lại cuộc sống mới bình
yên cho nhân dân.
Từ
năm 2014 đến nay, bằng việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp
quốc, đã có hàng trăm cán bộ, chiến sĩ khắc phục sự khác biệt về ngôn ngữ,
phong tục, tập quán địa phương, tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ nhân
dân nước sở tại, qua đó tạo được uy tín, ấn tượng tốt đẹp, góp phần giới thiệu
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, yêu hòa bình với bạn bè quốc
tế; góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng biện pháp
hòa bình.
Trên
đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về tinh thần đổi mới, sáng tạo và “bốn dám” vì
lợi ích chung của Bộ đội Cụ Hồ. Mỗi cán bộ, chiến sĩ, tuy trên những cương vị
khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung, đó là, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ
và tâm huyết, trăn trở với công việc mà luôn mạnh dạn trong suy nghĩ, quyết
đoán trong hành động, sẵn sàng hy sinh lợi ích bản thân vì mục tiêu phát triển
bền vững của đất nước, của cơ quan, đơn vị.
Thực
tiễn cũng cho thấy, càng trong khó khăn, gian khổ, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ càng
tỏa sáng, có sức thuyết phục, góp phần bồi dưỡng nhận thức, tư tưởng, tình cảm,
khơi dậy và nhân lên mặt tích cực trong nhân dân và bạn bè quốc tế.
Chúng
ta khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo và “bốn dám” vì lợi ích chung. Thế
nhưng thực tế hiện nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên có tư tưởng “trung
bình chủ nghĩa”, làm việc theo kiểu hết giờ làm, chưa tích cực đổi mới sáng
tạo, trông chờ, thụ động, né tránh công việc được giao, khi gặp việc khó thì
dồn lên cấp trên. Nguyên nhân một phần vì tâm lý sợ sai sót, vì đổi mới, sáng
tạo là không đi theo lối mòn, nên rất nhiều rủi ro.
Trong
khi đó, một số tổ chức, cơ quan còn có tâm lý áp đặt, quy chụp khi đánh giá cán
bộ, đảng viên mới gặp sai sót, khó khăn ban đầu, điều đó dễ làm nhụt chí tiến
bộ. Nghị quyết 847 chỉ rõ: Còn một số cán bộ, đảng viên và quần chúng nhận thức
chưa sâu sắc, trách nhiệm trong giữ gìn, phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ chưa
cao; thiếu tự giác, gương mẫu trong tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí, sa vào
chủ nghĩa cá nhân, sống thực dụng, băn khoăn dao động trước diễn biến phức tạp
của tình hình... Thực trạng trên đã làm giảm niềm tin của nhân dân đối với
Đảng, chế độ và quân đội.
Phẩm
chất Bộ đội Cụ Hồ không phải là sản phẩm tự phát, bất biến, mà là kết quả tất
yếu của quá trình lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện không ngừng và luôn vận động,
phát triển phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và yêu cầu xây dựng quân đội
qua từng giai đoạn cách mạng.
Để
phát huy phẩm chất đổi mới, sáng tạo và “bốn dám” vì lợi ích chung, trước hết,
các cấp ủy, tổ chức đảng cần có chính sách khuyến khích, động viên cán bộ đổi
mới, sáng tạo và “bốn dám”. Mỗi cơ quan, đơn vị cần thực hiện nghiêm nguyên tắc
tập trung dân chủ, tạo môi trường tốt, dân chủ để cán bộ, đảng viên rèn luyện,
dám bày tỏ chính kiến, cống hiến trí tuệ, sức lực cho Đảng, Tổ quốc và nhân
dân.
Đối
với người đứng đầu cơ quan, đơn vị cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo
điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên phát huy tính sáng tạo, đổi mới; theo
dõi, kiểm tra, giám sát, phát hiện những vấn đề nảy sinh, kịp thời động viên,
hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Trong đánh giá cán bộ, đảng viên cần phải xem sự
sáng tạo, đột phá của cán bộ là tiêu chí quan trọng.
Cán
bộ, đảng viên tốt hay kém đến đâu thì ghi nhận và đánh giá đến đó; cương quyết
không “dĩ hòa vi quý”, cào bằng trong đánh giá cán bộ. Mặt khác, cần định kỳ sơ
kết, tổng kết, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, giải pháp; biểu
dương, khen thưởng xứng đáng; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới,
cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả.
Nghị
quyết 847 cũng chỉ rõ: Tăng cường công tác lãnh đạo tư tưởng, giáo dục chính
trị, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng tiếp
tục phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân. Bởi
vậy, mỗi cán bộ, đảng viên dù trên cương vị nào cũng phải mạnh dạn phát huy
phẩm chất đổi mới, sáng tạo và “bốn dám”; phải có khát vọng vươn lên, thể hiện
được bản lĩnh, trí tuệ, sự quyết đoán, xuất phát từ cái chung, không vì danh
vọng, tư lợi cá nhân.
Quân
đội là môi trường đặc thù nên càng trong khó khăn, cán bộ, đảng viên càng cần
năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, không được thụ động, trông chờ, ỷ lại
mới có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Đổi
mới, sáng tạo và “bốn dám” thiết nghĩ cũng không phải là việc gì “xa vời, cao
siêu” mà mỗi cán bộ, đảng viên nên bám vào thực tiễn công tác của cơ quan, đơn
vị để đề xuất cái mới, sáng kiến phục vụ nâng cao hiệu quả công tác của đơn vị,
ví như: Người cán bộ quân nhu thì sáng chế ra máy thái thịt cho bếp ăn đơn vị;
người lính vận tải thì sáng chế ra thiết bị nâng hạ hộp số ô tô; người lính
quân y thi sáng chế ra máy phun khử khuẩn để phòng, chống dịch Covid-19...
Đối
với cán bộ là chuyên gia, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong quân đội cũng cần
đột phá vào các công trình, các lĩnh vực mũi nhọn, các chương trình, đề án góp
phần tạo ra hiệu quả bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội.
Tựu trung lại, mỗi sáng kiến, đề xuất dù lớn hay nhỏ đều thể hiện tinh thần đổi
mới, sáng tạo và “bốn dám” vì lợi ích chung, đó là phẩm chất cao quý của Bộ đội
Cụ Hồ ngày nay.
Từ những việc làm theo Bác đã tô thắm thêm hình ảnh đẹp người lính Cụ Hồ, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho thế hệ trẻ, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. -k10
Trả lờiXóabạn nói rất chuẩn
XóaChủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: “Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(2). Cán bộ tốt hay kém phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Do vậy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là công việc hết sức quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước-k10
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp hành Trung ương, Ban Bí thư Trung ương, Bộ Chính trị qua các nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ của Đảng, các học viện, nhà trường của Đảng trong thời kỳ đổi mới đã thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, tăng cường kỷ cương, kỷ luật học tập, đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,v.v... đào tạo, bồi dưỡng hàng chục vạn cán bộ các cấp khác nhau cho hệ thống chính trị-k10
Trả lờiXóaxây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu cơ quan, đơn vị-k10
Trả lờiXóa