Social Icons

Pages

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022

BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM KHÔNG THỂ DỰA VÀO BẤT KỲ LIÊN MINH QUÂN SỰ NÀO

 

Liên minh quân sự là một vấn đề khá phổ biến với nhiều nước; thực tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, không ít liên minh quân sự đã ra đời như: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ra đời từ 1949; Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á; Tổ chức Hiệp ước Trung tâm Baghdag; Tổ chức Hiệp ước Trung Đông, (CENTO); Tổ chức Hiệp ước Warszawa do Liên Xô đứng đầu... Những liên minh quân sự nói trên có thể làm gia tăng sức mạnh quân sự, quốc phòng của các nước thành viên; tạo sự chuyển hóa về thế trận và lực lượng quân sự trên chiến trường trong những thời điểm nhất định. Tuy nhiên, trong suốt thời kỳ tồn tại các liên minh quân sự trên, tình hình khu vực, thế giới luôn căng thẳng, bởi các liên minh này đối đầu nhau, nhất là khi giữa họ có những mâu thuẫn về lợi ích.

Trong chính sách quốc phòng, Việt Nam, chúng ta chủ trương “không liên minh quân sự”. Đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, liên minh quân sự không phải là giải pháp tối ưu trong bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc là thiêng liêng và tối cao, không thể phó thác hoàn toàn cho bên ngoài, dù đó là một đồng minh cường quốc; không tham gia liên minh quân sự bởi quốc phòng Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; sức mạnh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là sức mạnh nội lực của dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh của độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.

Thực tiễn, lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng; và thực tế, trên thế giới chưa bao giờ và chưa có nước nào có thể hy sinh lợi ích của dân tộc mình chỉ vì lợi ích của một dân tộc khác; mặc dù, có quan hệ thân thiết với nhau, thậm chí liên minh quân sự với nhau. Cho nên, với Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc phải bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực, sức mạnh nội sinh của đất nước, kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng quốc tế. Việt Nam không chọn bên, không đi theo một cường quốc nào, không dựa hẳn vào một cường quốc nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc mình; không thể dựa vào bất kỳ liên minh quân sự nào, càng không thể trông chờ vào nước ngoài. Đó là vấn đề có tính nguyên tắc.

 Tuy nhiên, chính sách quốc phòng của Việt Nam không phải bất biến, cứng nhắc mà luôn có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển cho phù hợp với thực tiễn. Hiện tại, chúng ta hoàn toàn đủ khả năng để kiểm soát được tình hình an ninh, không để nảy sinh xung đột và xảy ra chiến tranh. Khi đất nước xảy ra nguy cơ chiến tranh thì Đảng, Nhà nước ta sẽ hoạch định những chiến lược, chính sách quốc phòng phù hợp.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 chỉ rất rõ rằng: “Tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau”. Hiện nay, Nhà nước Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia; có quan hệ quốc phòng với trên 80 quốc gia thuộc cả 5 châu lục, đặc biệt, quan hệ quốc phòng với tất cả 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Đây là cơ hội thuận lợi để chúng ta ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ xung đột, chiến tranh, duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế của đất nước và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế./.

 

6 nhận xét:

  1. Để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới, cần phải: Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ cao nhất sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.-k10

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam rất đúng đắn và sáng suốt

      Xóa
  2. độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính theo tinh thần “muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”để quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại, đa dạng hoá, đa phương hoá mang lại hiệu quả cao, bền vững và không làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hoá dân tộc “hội nhập mà không hoà tan”, mở cửa nhưng không đánh mất mình, độc lập nhưng không đóng cửa biệt lập với tiến trình phát triển của nhân loại.

    Trả lờiXóa
  3. Thực tế cho thấy, trong thời kỳ đổi mới, quan điểm Hồ Chí Minh về độc lập tự chủ trong đoàn kết, hợp tác quốc tế được quán triệt và thấm sâu vào mọi chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Sự vận dụng quan điểm của Người thể hiện trong việc hoạch định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh và xu thế quốc tế; thể hiện trong việc tập trung xây dựng thực lực mọi mặt (“lực” và “thế”) của đất nước tạo nền tảng cho quá trình hội nhập quốc tế hiệu quả, bền vững. Chính vì vậy, hoạt động đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn - hội nhập quốc tế được mở rộng, đưa nước ta ra khỏi sự đối đầu thù địch, phá được thế bị bao vây cấm vận; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia; phát triển quan hệ song phương và đa phương với khu vực và thế giới, chủ động hội nhập quốc tế; thu hút được một khối lượng khá lớn vốn từ bên ngoài cùng nhiều công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến; góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển mới; thế và lực của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế-k10

    Trả lờiXóa
  4. Với nhãn quan chiến lược sáng suốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện rất cụ thể và sâu sắc về mối quan hệ biện chứng, sự gắn kết giữa độc lập, tự chủ với đoàn kết quốc tế; giữa tự lực, tự cường với hợp tác quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hòa bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc, v.v. Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ khăng khít với nhau”5. Người không tuyệt đối hóa một nhân tố nào, mà đề cập rất rõ ràng, sinh động về vai trò, vị trí của từng nhân tố, của sức mạnh nội lực và sức mạnh bên ngoài. Trong mối quan hệ biện chứng đó, “độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường” luôn giữ vai trò quyết định, là nền tảng vững chắc để đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân thế giới. Đồng thời, đoàn kết, hợp tác quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng, không thể thiếu của cách mạng Việt Nam, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để giữ vững độc lập, tự chủ. Mối quan hệ biện chứng giữa “độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường với đoàn kết, hợp tác quốc tế” chính là biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa sức mạnh nội lực và sức mạnh bên ngoài-k10

    Trả lờiXóa
  5. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà còn là quyền cơ bản của công dân mang tính tự giác. Nhận thức mới này bắt nguồn từ thực tiễn của xã hội Việt Nam: dựng nước và giữ nước; độc lập dân tộc và hạnh phúc của mỗi gia đình, cá nhân... luôn gắn liền với nhau.-k10

    Trả lờiXóa