Social Icons

Pages

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

Xung quanh vấn đề Việt Nam bỏ phiếu trắng với nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc

 


Quan điểm, lập trường của Việt Nam về tình hình xung đột ở Ukraine là hết sức khách quan và rất rõ ràng. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là kêu gọi Nga và Ukraine chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng.

Cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina bùng phát ngày 24/02/2022, đến nay đã kéo dài một tháng và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Cuộc xung đột nghiêm trọng này đang và sẽ gây ra những tác động lớn, sâu rộng, cả trước mắt và lâu dài đối với môi trường hòa bình, an ninh, quan hệ quốc tế và hợp tác phát triển ở châu Âu cũng như trên toàn cầu. Kể từ khi bùng phát cuộc xung đột này, nhiều quốc gia trên thế giới và dư luận quốc tế nói chung đã rất quan tâm theo dõi sát sao và bày tỏ quan ngại sâu sắc.

Trong khi Mỹ và các nước phương Tây gây áp lực mạnh mẽ và đồng loạt áp đặt các biện pháp trừng phạt tập thể ngày càng khốc liệt lên nước Nga, đông đảo các quốc gia trên thế giới cũng kêu gọi lập tức chấm dứt các xung đột, tránh gây đau khổ và mất mát cho người dân, các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán để tháo gỡ xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Ngày 02/3/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã họp thảo luận tình hình cuộc xung đột và bỏ phiếu thông qua nghị quyết về tình hình ở Ukraine, với kết quả 141/190 phiếu thuận, 4 phiếu chống và 35 phiếu trắng. Còn ngày 24/3/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Nga chấm dứt chiến dịch quân sự và ngay lập tức rút toàn bộ quân đội khỏi Ukraine. Kết quả, 140 phiếu thuận và 5 phiếu chống từ các nước Nga, Syria, Triều Tiên, Eritrea và Belarus, có 38 quốc gia bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam.

ề quan điểm của Việt Nam đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp quốc đã có bài phát biểu nêu rõ quan điểm của Việt Nam tại cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 01/3/2022 về tình hình Ukraine, trong đó, khẳng định nguyên tắc giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở thượng tôn luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.

Tiếp đó, trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 03/3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cũng đã nêu rõ: Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang tại Ukraine đang ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới... Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm đạt được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế"[1].

Như vậy, có thể thấy quan điểm, lập trường của Việt Nam về tình hình xung đột ở Ukraine là hết sức khách quan và rất rõ ràng. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là kêu gọi Nga và Ukraine chấm dứt hành động sử dụng vũ lực, nối lại đối thoại và tìm kiếm giải pháp lâu dài cho các bất đồng... Việt Nam không ngả nghiêng về bất cứ nước nào mà hoàn toàn đứng vững trên cơ sở luật pháp quốc tế. Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Để giành độc lập dân tộc và tự do, bảo vệ nền hòa bình của Tổ quốc, Nhân dân Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu. Bằng các cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất qua nhiều thế hệ, dân tộc Việt Nam đã khẳng định rằng, quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong hòa bình, độc lập, tự do, quyền được tự quyết vận mệnh của mình. Bởi vậy, hơn ai hết, Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một môi trường hòa bình, hiểu biết, đoàn kết và yêu thương nhau, cùng xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp.

Đối với Việt Nam, cả Nga và Ukraine đều là đối tác quan trọng. Do đó, Việt Nam kêu gọi Nga và Ukraine giảm căng thẳng, ngừng bắn, bảo đảm an ninh an toàn, nhu cầu thiết yếu của người dân, bảo đảm an ninh an toàn cho cộng đồng người nước ngoài đang sống tại Ukraine, trong đó có người Việt Nam. Việt Nam luôn khẳng định lập trường không thay đổi, đó là Việt Nam không đứng về bên này chống bên kia hay ngược lại mà luôn đứng về lẽ phải, công lý, luật pháp quốc tế.

Các cơ quan báo chí, truyền thông của Việt Nam cũng quán triệt và thực hiện theo tinh thần đó, đưa tin, bình luận về tình hình ở Ukraine một cách khách quan, trung thực, trên cơ sở nguồn tin chính xác. Cho đến hiện nay, không có bất kỳ phát ngôn hay động thái chính thức nào từ những người có trách nhiệm đề cập đến việc Việt Nam ủng hộ việc dùng vũ lực để giải quyết cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine. Những luận điệu sai trái, xuyên tạc quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề xung đột Nga - Ukraine trên Internet, mạng xã hội của một số cá nhân, tổ chức thực chất là nhằm bôi nhọ, hạ thấp danh dự, uy tín của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

5 nhận xét:

  1. Nguyễn Minh Đạtlúc 15:33 12 tháng 5, 2022

    Nhân dân Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một môi trường hòa bình, hiểu biết, đoàn kết và yêu thương nhau, cùng xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp.-k10

    Trả lờiXóa
  2. Cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên sử dụng sinh hoạt đảng thường kì hàng tháng hoặc tổ chức sinh hoạt chuyên đề để tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên về công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh, phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động cung cấp thông tin chính xác, khách quan, khoa học về PCTN, tiêu cực, phòng chống “diễn biến hòa bình”, thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, internet… Thường xuyên mở các hội nghị, hội thảo khoa học, lớp tập huấn và phát động các cuộc thi tìm hiểu về công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, tạo ra một khí thế mới, một “khao khát mới”, sục sôi và quyết liệt hơn trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực-k10

    Trả lờiXóa
  3. đối ngoại phải “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi”. Lợi ích quốc gia - dân tộc đã, đang và sẽ tiếp tục là kim chỉ nam, tiêu chí cao nhất trong triển khai hoạt động đối ngoại. Không những vậy, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII còn xác định đây là một trong những quan điểm chỉ đạo cao nhất nhằm thực hiện tầm nhìn và định hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, Việt Nam không theo chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, hẹp hòi mà thúc đẩy lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi-k10

    Trả lờiXóa
  4. Chính sách đối ngoại của Việt Nam rất đúng đắn và sáng suốt

    Trả lờiXóa