Ngoài ra, các thế lực xấu thúc đẩy hình thành hội, nhóm, tổ chức chính trị đối lập do các đối tượng chống đối là phụ nữ cầm đầu như “Hội phụ nữ nhân quyền”, “Hội bầu bí tương thân”, “Hội dân oan”... Thông qua các hội, nhóm này để cổ súy đa nguyên về tư tưởng, chính kiến để hình thành hoặc chuẩn bị hình thành vào các khuynh hướng tư tưởng chính trị khác nhau; từ đa nguyên về tư tưởng dẫn tới đa nguyên về chính trị và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị…
Có thể thấy rõ, những thủ đoạn đổi trắng, thay đen, bóp méo, xuyên tạc lịch sử, sự thật nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với cách mạng Việt Nam của thế lực thù địch tuy không phải chiêu trò mới nhưng rất nguy hiểm. Những luận điệu xuyên tạc với thủ đoạn chống phá tinh vi lợi dụng không gian mạng nhằm “nhào nặn”, “vá víu” các sự kiện, tư duy ngụy biện xảo trá, đánh tráo khái niệm, suy diễn méo mó làm ảnh hưởng hình ảnh, các nỗ lực của Việt Nam trong thực hiện tự do, dân chủ, nhân quyền và bình đẳng giới.
Thực tế đang diễn ra hoàn toàn trái ngược với những gì mà các thế lực thù địch đang lu loa trên mạng xã hội. Một số dẫn hứng cụ thể đó là:
Vai trò của phụ nữ Việt Nam đã được thể hiện rõ nét từ Quốc hội khóa I, chỉ với 10 đại biểu nữ (chiếm 3%) đến Quốc hội khóa XV, có 499 đại biểu, trong đó có 151 đại biểu nữ, chiếm 30,26% và có gần 40% đại biểu nữ giữ các vị trí lãnh đạo trong Quốc hội kỳ này. Quốc hội khóa I, bà Lê Thị Xuyến đã được bầu làm Ủy viên Thường trực Quốc hội. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, chúng ta có một nữ Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân, đồng thời có một Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội là bà Tòng Thị Phóng.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong số ủy viên Trung ương Đảng chính thức được bầu có 18 đại biểu nữ (chưa tính 1 ủy viên dự khuyết), tăng 1 đại biểu so với nhiệm kỳ khóa XII.
Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong các cấp chính quyền với số nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 26,5%; cấp huyện đạt 27,9%. Trong 63 Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 9 người là nữ.
Những thành tựu đó đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận: Việt Nam đứng ở vị trí thứ 51 trên thế giới, thứ 4 ở châu Á và đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội Các nước Đông Nam Á về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội. Chỉ số bình đẳng giới không ngừng được cải thiện. Năm 2020, Việt Nam xếp vị trí 87 trên tổng số 153 quốc gia được khảo sát trên thế giới về thu hẹp khoảng cách giới; và là một trong 10 quốc gia thực hiện tốt nhất mục tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái trong các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Với những thống kê trên, một lần nữa khẳng định những thành tựu mà Việt Nam đã và đang nỗ lực đạt được trong việc đảm bảo quyền tự do, dân chủ, nhân quyền nói chung và thúc đẩy bình đẳng giới nói riêng. Thực tiễn đó bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch và các cá nhân, tổ chức chống đối trong và ngoài nước.
Truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc luôn là động lực to lớn, tiếp thêm sức mạnh để mỗi người dân Việt Nam mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cảm nhận và chuyển hóa thành hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, tiến lên giành những thắng lợi mới trên chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.-k10
Trả lờiXóaChúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa