Trước hết, phẩm
chất cao quý ấy thể hiện ở tinh thần say sưa học tập, rèn luyện và vươn lên
không ngừng. Từ lúc bắt đầu hoạt động cách mạng cho đến khi bị thực dân Pháp xử
bắn, dù chưa được học ở trường lớp lý luận nào nhưng bằng niềm tin và nghị lực,
Đồng chí đã trang bị cho mình những hiểu biết sâu rộng về khoa học chính trị và
trở thành lãnh tụ cao nhất của Đảng.
Không quản ngại
gian khổ, hiểm nguy, thông qua thực tiễn đấu tranh để rèn luyện, đồng chí
Nguyễn Văn Cừ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực tế phong phú với lý luận khoa
học, giải quyết đúng đắn những yêu cầu của cách mạng đề ra, nhất là trong những
hoàn cảnh khẩn trương, phức tạp. Trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, Đảng ta
gặp nhiều trở lực, khó khăn: kẻ thù luôn tìm cách đàn áp, bọn tờrốtkít khiêu
khích, phá hoại, một số cán bộ, đảng viên của Đảng bộc lộ những khuynh hướng
sai lầm “tả” khuynh, hữu khuynh trong chiến lược, sách lược, lệch lạc trong
nhận thức… Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã đoàn kết, tạo nên
một cao trào cách mạng sôi nổi với hàng triệu quần chúng tham gia; đặt tiền đề
cho cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới – cao trào vận động
giải phóng dân tộc. Thành công đó có cống hiến to lớn về trí tuệ, tâm huyết của
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Không chỉ là tấm
gương sáng về tinh thần tự học tập, rèn luyện trong thực tiễn, đồng chí còn là
hình ảnh tiêu biểu của người cán bộ cách mạng liên hệ, gắn bó máu thịt với quần
chúng. Bất kỳ ở đâu, sống giữa những người phu mỏ, hay bà con nông dân vùng
miệt vườn Nam Bộ, khi đi “vô sản hóa”, khi mới là đảng viên, hay lúc đã giữ
cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Văn Cừ luôn gương mẫu trong cuộc sống;
gần gũi, tin tưởng ở quần chúng; có khả năng tập hợp, đoàn kết, động viên quần
chúng tham gia cách mạng. Đồng chí cũng luôn nêu cao tinh thần bảo vệ Đảng, bảo
vệ khối đoàn kết thống nhất trong Đảng, phát huy tự phê bình và phê bình để xây
dựng Đảng vững mạnh, giữ vững vai trò tiên phong của Đảng, làm cho Đảng thống
nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động.
Trước kẻ thù và
những phần tử phản động, Đồng chí luôn kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng.
Bị giặc bắt, qua nhiều trận đòn roi, tra tấn dã man của kẻ thù; mặc dù thể
trạng không được khỏe, bệnh sốt rét biến chứng ngày càng nặng, nhưng Đồng chí
vẫn tỏ rõ khí tiết, nêu cao tinh thần kiên trung. Hình ảnh Đồng chí hiên ngang,
lẫm liệt bước ra pháp trường cùng với nhiều cán bộ lãnh đạo khác của Đảng đã
trở thành tấm gương lớn về thái độ bất khuất trước kẻ thù và khí phách can
trường của người cộng sản.
Khi được hỏi vì
sao Trung ương bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm Tổng Bí thư khi Đồng chí chỉ vừa
26 tuổi, ít tuổi hơn nhiều so với các đồng chí khác, đồng chí Lê Duẩn trả lời:
Bởi đồng chí Nguyễn Văn Cừ là một trí tuệ lỗi lạc của Đảng, rất sắc sảo và nhạy
bén về chính trị, lại có khả năng đoàn kết, thuyết phục anh em, là một
người cộng sản có phẩm chất đạo đức rất trong sáng, được mọi người kính phục[1].
Tuy tuổi đời và
sự nghiệp ngắn ngủi nhưng đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã để lại cho Đảng và dân
tộc ta một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng; về lòng tin mãnh liệt ở lý
tưởng cách mạng cao đẹp, tình thương yêu, quý mến giai cấp công nhân và Nhân
dân lao động; sống giản dị, chan hòa cùng với Nhân dân, vì Nhân dân.
[1] Viện nghiên cứu Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của
Đảng: Nguyễn Văn Cừ – một Tổng Bí thư tài năng của Đảng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.13.
Đây là hình ảnh tiêu biểu của người cán bộ cách mạng mà chúng ta cần phải học hỏi và nói theo. -k10
Trả lờiXóatôi cũng nghĩ như bạn
Xóa