Thời
đại ngày nay, mọi quốc gia trên thế giới đều quản lý xã hội bằng pháp luật và
các quốc gia hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tình hình, đặc điểm, điều kiện
cụ thể. Điều đó thể hiện sự tiến bộ, văn minh của loài người.
Thế
nhưng, hiện một số người, nhất là số cơ hội chính trị có quan hệ với các tổ
chức thù địch, đối tượng phản động lưu vong, chống phá Nhà nước từ bên ngoài
đang tìm cách đi ngược lại sự văn minh, tiến bộ xã hội. Các đối tượng tìm kiếm
sự can thiệp từ bên ngoài nhằm kêu gọi xóa bỏ một số điều luật với các mục đích
chính trị xấu.
Chẳng
hạn, các đối tượng kêu gọi xóa bỏ một số điều luật được quy định tại Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017), bao gồm một số điều luật thuộc nhóm tội xâm
phạm an ninh quốc gia như: Điều 109 "Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân"; Điều 117 "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam".
Hay như Điều 331 "Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" thuộc Chương
XXII về các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính...
Thực
chất, việc kêu gọi xóa bỏ các điều luật này xuất phát từ các đối tượng có âm
mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Vậy, mục đích của các đối tượng kêu
gọi xóa bỏ các điều luật này là gì?
Thứ
nhất, các đối tượng đang muốn đưa mình thoát khỏi "vùng cấm" của luật
pháp, muốn đứng ngoài vòng pháp luật để dễ bề hoạt động chống phá mà không bị
chế tài pháp luật xử lý. Các đối tượng đang cố gắng tạo cho mình một vành đai
an toàn, nằm trong "nhóm lợi ích" vượt ra ngoài sự quản lý của pháp
luật để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước như: Tuyên truyền chống Nhà
nước; thành lập các tổ chức chính trị đối lập, đối trọng với Đảng Cộng sản Việt
Nam… mà không bị pháp luật cấm đoán.
Thứ
hai, các đối tượng muốn gây sự chú ý từ bên trong lẫn bên ngoài, thông qua các
hoạt động tuyên truyền kêu gọi, tẩy chay, đòi xóa bỏ các điều luật nhằm gây sự
chú ý cho dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế, nhất là các tổ chức
theo dõi nhân quyền, các cơ quan truyền thông thiếu thiện chí, thường xuyên có
các bài viết chống phá Việt Nam như đài RFA, RFI... Các hoạt động kêu gọi nhằm
đánh lạc hướng dư luận để tạo suy nghĩ rằng môi trường chính trị của Việt Nam
đang "rối ren"; tâm lý người dân bất ổn, hoang mang, qua đó hòng tạo
áp lực dư luận để đòi hỏi phải thay đổi các quy định hoặc xóa bỏ các điều luật
này.
Thứ
ba, tất cả các hoạt động kêu gọi xóa bỏ các quy định của điều luật trên không
nằm ngoài âm mưu tạo ra môi trường thuận lợi để tiến hành các hoạt động chống
phá Đảng, Nhà nước, mục đích hướng đến là thay đổi nhận thức của đông đảo quần
chúng toàn xã hội, tiến tới xóa bỏ, lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Việc kêu gọi xóa bỏ một số điều luật trong Bộ luật Hình sự Việt Nam nhằm
xuyên tạc, vu khống, hạ bệ hình ảnh Việt Nam, cho rằng chúng ta vi phạm dân
chủ, nhân quyền; vu cáo nhà nước sử dụng các điều luật này để "bóp
nghẹt" quyền tự do dân chủ, các quyền căn bản của công dân được Hiến định.
Các
đối tượng chống phá muốn xóa bỏ các điều luật nói trên đều nằm trong âm mưu, ý
đồ hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và đây không phải là thủ đoạn mới. Các
Bộ luật Hình sự trước đây khi ban hành và thực thi thì các tổ chức, cá nhân thù
địch, phản động cũng tìm cách đả phá, đòi huỷ bỏ những điều luật mà họ cho rằng
"lạc hậu", "trói cột", "bịt miệng"…
Thời
gian qua, đã có nhiều đối tượng phạm tội, bị truy tố theo các tội danh quy định
tại Điều 109, Điều 117, Điều 331, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Trong đó, phạm tội quy định tại Điều 117 "Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc
tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam" có thể kể đến các đối tượng như: Nguyễn Đình Thành (SN
1991, trú tại xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên, Bình Dương), Nguyễn Năng Tĩnh (SN
1976, trú tại xóm 11, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), Nguyễn Đức Hùng
(trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh)… Các đối tượng này đều có
hành vi làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
nhằm chống Nhà nước Việt Nam. Những hành vi này ảnh hưởng đến an ninh trên lĩnh
vực văn hóa, tư tưởng, tác động đến đời sống tinh thần và sự thống nhất về nền
tảng tư tưởng chính trị, làm ảnh hưởng đến niềm tin của quần chúng nhân dân vào
hệ thống chính trị… Hành vi phạm tội của các đối tượng đều bị truy tố, xử lý
theo tội danh, điều khoản tương ứng, đúng quy định pháp luật.
Thực
tế, không phải vì nhận thức thiếu hiểu biết dẫn tới phạm pháp mà hầu hết các
đối tượng đều hiểu rõ những hành động của mình là trái với quy định của pháp
luật, là phạm tội, nhưng với các động cơ khác nhau, họ vẫn cố tình thực hiện
hành vi phạm tội. Thậm chí không ít đối tượng dù bị cơ quan chức năng nhiều lần
cảnh cáo, nhắc nhở hay xử phạt hành chính, xử lý hình sự nhưng sau đó vẫn bất
chấp, cố tình thực hiện hành vi, thách thức pháp luật. Do đó, việc xử phạt với
các điều khoản tương ứng hành vi, tính chất phạm tội là việc làm đương nhiên
của cơ quan bảo vệ pháp luật. Điều đó càng cho thấy sự nghiêm minh của pháp
luật và việc xử lý đó được cộng đồng xã hội đồng tình ủng hộ (ngoại trừ các
phần tử tham gia các tổ chức phản động, chống phá Nhà nước).
Một
nguyên tắc trong xây dựng nhà nước pháp quyền là phải thượng tôn pháp luật,
không ai có thể đứng ngoài pháp luật. Dù là ai, vị trí nào, gia thế ra sao thì
khi vi phạm đều xử lý bình đẳng và pháp luật hình sự cũng quy định rõ các tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo đó, những ai chủ mưu, cầm
đầu, cố tình thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm tội nhiều lần, tái
phạm nguy hiểm… thì sẽ bị tăng nặng trách nhiệm hình sự. Ngược lại, những ai vì
nhận thức thấp kém, phạm tội do bị rủ rê, lôi kéo; biết ăn năn, hối lỗi, thành
khẩn khai báo… thì được giảm nhẹ hình phạt. Khi xét xử, luận tội, toà án xem
xét công và tội rõ ràng, công minh.
Việc
điều tra, truy tố, xét xử các bị can, bị cáo tuân thủ theo quy định của Bộ luật
Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự, quá trình xét xử đảm bảo việc tranh tụng
dân chủ trước toà. Các vụ án xét xử bị cáo theo các tội danh mà các đối tượng
thường xuyên có hoạt động kêu gọi xóa bỏ như Điều 109, Điều 117, Điều 331 Bộ
luật Hình sự cũng đảm bảo theo quy định, nguyên tắc đó. Các hoạt động tố tụng
đều thực hiện theo các trình tự, thủ tục được luật pháp quy định, thể hiện sự
công khai, minh bạch, trách nhiệm trong các hoạt động công tố và các bản án
được xem xét khách quan, người dân ủng hộ, điều này cũng góp phần củng cố niềm
tin của nhân dân đối với Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Ổn
định chính trị - xã hội là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển kinh
tế của đất nước. Bài học từ một số quốc gia vùng Trung Đông, Bắc Phi, Nam Mỹ…
cho thấy, khi xã hội bất ổn, rối ren, hậu quả khủng hoảng đến với người dân là
không thể lường, sự bất ổn đó tác động trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ, làm
đảo lộn đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Và một trong những nguyên
do dẫn tới sự bất ổn đó là có bàn tay chống phá của các thế lực xấu, sự bào mòn
các giá trị căn bản của luật pháp và xã hội.
Do
đó, bảo vệ sự ổn định chính trị - xã hội, tăng cường tính nghiêm minh của pháp
luật là yếu tố căn bản, góp phần tạo nên một xã hội công bằng, bền vững, loại
trừ các nguy cơ can thiệp, chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, đó là mục
tiêu tối thượng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội. Việc đòi bỏ điều luật này, điều luật kia dưới vỏ bọc dân chủ, nhân
quyền chỉ là chiêu trò, thủ đoạn của các thế lực chống phá nhằm gây rối ren,
bất ổn xã hội.
Bảo vệ sự ổn định chính trị - xã hội, tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật là yếu tố căn bản, góp phần tạo nên một xã hội công bằng, bền vững, loại trừ các nguy cơ can thiệp, chống phá, lật đổ chính quyền nhân dân, đó là mục tiêu tối thượng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.-K10
Trả lờiXóaCác thế lực thù địch rất điên cuồng chống phá Việt Nam; chúng dùng mọi thủ đoạn để chống phá; chúng ta phải hết sức tỉnh táo trước luận điệu sai trái của kẻ thù để không bị mắc bẫy của chúng.
Trả lờiXóa