Chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980 dựa
trên cơ sở lý luận về tính tất yếu khách quan của việc xã hội hóa đất đai. Từ
đó tới nay, qua một số lần sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật Đất đai, Đảng ta
luôn kiên định quan điểm đất đai thuộc sở hữu toàn dân, giao cho Nhà nước là
đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và sử dụng hiệu quả. Quan điểm này được
Nhà nước thể chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật qua nhiều thời kỳ. Hiến pháp
2013 và Luật Đất đai 2013 đều quy định rõ vấn đề này. Nghị quyết số 18-NQ/TW
ngày 16-6-2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về quản lý sử dụng
đất và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến toàn dân cũng
một lần nữa khẳng định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Chế độ sở hữu toàn
dân về đất đai đã góp phần quan trọng duy trì ổn định chính trị-xã hội (CT-XH),
bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, bảo đảm sinh kế cho người nông dân.
Thực tế đã cho thấy, quan điểm trên là đúng đắn, phù hợp với chế độ CT-XH, đặc
điểm văn hóa, lịch sử và điều kiện tự nhiên của nước ta. Đó là vì:
Thứ nhất, xuất
phát từ đặc điểm của Nhà nước ta là "tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về
nhân dân", thì nhân dân phải là chủ sở hữu đối với tư liệu sản xuất đặc
biệt quý giá của quốc gia là đất đai. Ðất đai là thành quả của sự nghiệp dựng
nước và giữ nước lâu dài của cả dân tộc, là thành quả từ công sức, xương máu
của bao thế hệ, không thể để cho một số người nào đó có quyền độc chiếm sở hữu.
Ðất đai của quốc gia dân tộc phải thuộc sở hữu chung của toàn dân và được sử
dụng phục vụ cho mục đích chung của toàn dân tộc, của nhân dân.
Thứ hai, sở hữu
toàn dân về đất đai tạo điều kiện để những người lao động tiếp cận đất đai tự
do. Phải tạo cơ chế công bằng ngay từ gốc, tức là người lao động phải có tư
liệu sản xuất, trong đó có đất đai, để lao động mưu sinh.
Thứ ba, trong
điều kiện nước ta, việc thiết lập chế độ sở hữu tư nhân về đất đai là một yếu
tố cản trở đầu tư cho phát triển kinh tế
- xã hội (KT-XH). Bởi vì, trong chế độ sở hữu tư nhân đất đai, không ai có
quyền ngăn cản người chủ đất sử dụng đất theo ý họ, vì đất là tài sản riêng của
họ. Lý do này còn khiến đất đai có xu hướng được sử dụng không hiệu quả, chỉ
bảo vệ lợi ích của chủ đất mà không quan tâm tới lợi ích sinh tồn của phần lớn
dân cư, khi cần xây dựng những công trình công cộng thì sở hữu tư nhân về đất
đai sẽ gây ra những trở lực lớn. Sở hữu tư nhân đất đai còn dẫn đến kết quả
không mong muốn là tập trung đất đai trong tay một số người có nhiều tiền, hệ
quả là có người sở hữu quá nhiều đất, người lại không có tấc đất cắm dùi. Điều
này sẽ gây bất ổn xã hội. Với việc quy định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
trong Hiến pháp, khi phần lớn công dân bị bất lợi trong phân chia lợi ích từ
đất đai, thì Nhà nước có thể sửa Luật Ðất đai phục vụ mục đích chung của công
dân, sửa chữa những mất công bằng trong phân phối lợi ích từ đất đai do cơ chế
thị trường đem lại. Nếu Hiến pháp tuyên bố sở hữu tư nhân về đất đai thì nhân
danh quyền chủ sở hữu, bộ phận nhỏ dân cư sở hữu nhiều đất đai sẽ không cho
phép phần lớn còn lại thay đổi chế độ phân phối lợi ích từ đất đai.
Thứ tư, chế độ
sở hữu toàn dân về đất đai tránh cho xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng bất ổn
do một số người có thể đòi hỏi xem xét lại các quyết định lịch sử về đất đai.
Nếu thừa nhận sở hữu tư nhân đất đai hoặc đa sở hữu về đất đai, sẽ diễn ra các
cuộc tranh chấp đòi lại quyền sở hữu nhà, đất trong quá khứ mà không cần tính
đến các yếu tố lịch sử và hiện trạng, như vậy xã hội dễ lâm vào tình trạng bất
ổn.
Thứ năm, nếu thừa
nhận sở hữu tư nhân đất đai và cho phép người nước ngoài thỏa thuận mua bán đất
với tư nhân thì nguy cơ mất chủ quyền lãnh thổ từ hệ lụy của nền kinh tế thị
trường sẽ thành hiện thực. Đã có nhiều bài học nhãn tiền của một số nước trên
thế giới về vấn đề này...
Sở hữu toàn dân về đất đai được hiểu là toàn thể nhân dân đều có quyền sở hữu đất đai và quyền này không thuộc về riêng một cá nhân nào trong xã hội.-K10
Trả lờiXóađúng đó bạn
Xóa