Social Icons

Pages

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2023

CHỦ NGHĨA CƠ HỘI, XÉT LẠI VÀ ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI, XÉT LẠI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY 

Chủ nghĩa cơ hội, xét lại không phải là hiện tượng ngẫu nhiên, nhất thời, cá biệt mà nó là “sản phẩm xã hội của cả một thời đại lịch sử”. Vì vậy, chừng nào nguồn gốc nảy sinh ra nó vẫn còn thì nó vẫn còn tồn tại và chúng ta vẫn còn phải nâng cao tinh thần cảnh giác, kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản và các trào lưu tư tưởng của nó. Cách mạng Việt Nam tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu đưa ra khỏi Đảng những phần tử cơ hội xét lại. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng hiện nay.

Chủ nghĩa cơ hội xét lại là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin là tàn dư tư tưởng tư sản, tiểu tư sản trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Là sự hi sinh lợi ích lâu dài cơ bản của giai cấp công nhân, của phong trào công nhân vì lợi ích trước mắt của một bộ phận. Là sự đầu hàng trước những tư tưởng và phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin. Chủ nghĩa cơ hội, xét lại tồn tại dưới nhiều hình thức, nhưng mặc dù chúng tồn tại dưới những hình thức nào thì đó cũng là kẻ thù của chủ nghĩa Mác-Lênin nó được biểu hiện: Về lý luận, đó là triết trung, ngụy biện sẵn sàng thay đổi quan điểm tư tưởng để cơ hội, trục lợi. Về kinh tế, chúng mang tư tưởng thực dụng sẵn sàng đánh đổi phong trào vì lợi ích kinh tế trước mắt của một nhóm người. Về hành động, hành động phưu lưu, lúc tả lúc hữu, lúc thì nóng vội, lúc thì chủ quan từ bỏ mục tiêu cách mạng, thủ đoạn thì tinh vi lắt léo sẵn sàng thoả hiệp với mọi loại trào lưu khi có lợi. Chủ nghĩa cơ hội, xét lại có quá trình hình thành gắn với quá trình đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng tư sản và vô sản, giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế với các trào lưu phi xã hội chủ nghĩa, các quan điểm sai trái và các hành động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

Cuộc đấu tranh này là một quá trình thường xuyên liên tục có những lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phải chịu đựng những hậu quả tai hại do chủ nghĩa cơ hội, xét lại gây lên làm kìm hãm phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, cản trở sự phát triển của nhân tố cách mạng vô sản, làm chệch hướng sự phát triển của phong trào cách mạng và phá vỡ tính thống nhất của phong trào, cắt xén, bóp méo, xuyên tạc dẫn đến phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin trên nhiều phương diện.

Hiện nay, trước tình hình chủ nghĩa xã hội đang lâm vào khủng hoảng thoái trào, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang gặp nhiều khó khăn thử thách, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động đang điên cuồng chống phá cách mạng, hòng xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, bóp chết phong trào cách mạng thế giới. Đây là cơ hội cho chủ nghĩa cơ hội, xét lại ngóc đầu dậy chống phá phong trào cộng sản và công nhân quốc tế và đó cũng là điều kiện để chúng ta nhận rõ bộ mặt nham hiểm xảo quyệt và âm mưu thủ đoạn thâm độc của chủ nghĩa cơ hội, xét lại được biểu hiện rất phong phú để chống phá Đảng, chống phá chủ nghĩa xã hội.

Nguồn gốc của chủ nghĩa cơ hội, xét lại

Trong các thời kỳ phát triển khác nhau, chủ nghĩa cơ hội và xét lại là một hiện tượng nảy sinh trong quá trình đấu tranh giữa hai hệ tư tưởng, tư sản và vô sản, giữa chủ nhĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản chừng nào còn tồn tại cuộc đấu tranh đó thì vẫn còn cơ sở cho chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại. Theo Lênin trong quá trình đấu tranh cách mạng của mình, giai cấp vô sản và những người cộng sản vẫn còn tiếp tục chứng kiến sự tiếp diễn của những trào lưu cơ hội và xét lại, còn chịu đựng những hậu quả tai hại do chúng gây ra. Chủ nghĩa cơ hội và xét lại có nguồn gốc từ giai cấp, từ những nhân tố khách quan và chủ quan tạo thành đó là:

Về mặt khách quan, do sự bổ xung vào hàng ngũ giai cấp vô sản những người xuất thân từ các tầng lớp không vô sản. Những người “bạn đường” của giai cấp vô sản bao gồm tri thức và tiểu tư sản. Trong quá trình cách mạng cũng có những người đã dũng cảm từ bỏ lập trường giai cấp, hoàn cảnh xuất thân của mình đứng trên lập trường cách mạng của giai cấp công nhân, hoà mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động vì mục tiêu lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình cách mạng vẫn còn tồn tại những kẻ chưa gột rửa được những tàn dư tư tưởng giai cấp cũ của mình lên khi cách mạng phát triển thuận lợi thì những tàn dư đó bị đẩy lùi, hoặc tạm thời bị giấu kín nhưng khi cách mạng giặp khó khăn, tổn thất thì những tàn dư ấy lại chỗi dậy làm nảy sinh khuynh hướng cơ hội và xét lại chống phá hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và phá hoại phong trào vô sản và công nhân.

Mặt khác, do chính sách hai mặt của kẻ thù làm nảy sinh chủ nghĩa, cơ hội xét lại trong phong trào công nhân. Một mặt chúng dùng bạo lực chấn áp làm cho một bộ phận công nhân hoảng sợ, bị lung lay ý trí dời bỏ lập trường giai cấp, nghi ngờ giao động về con đường và niềm tin vào lý tưởng của giai cấp mình, rồi dẫn đến thoả hiệp chạy theo giai cấp tư sản. Hơn nữa chúng dùng sức mạnh kinh tế, bố thí cho những phần tử chủ nghĩa cơ hội, xét lại một chút “bơ thừa, sữa cặn” để mua chuộc, dụ dỗ và lôi kéo, từ dó hình thành nên tầng lớp “công nhân quý tộc”, “công nhân tư sản hoá” và biến bọn này thành tai sai cho chúng trong hàng ngũ công nhân, để phá hoại phong trào công nhân bằng chủ nghĩa cơ hội xét lại.

Về mặt chủ quan, một nguyên nhân là trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội các Đảng cộng sản ở một số nước đã sai lầm về đường lối và phương pháp tiến hành cách mạng không kịp thời khắc phục và sửa chữa dẫn đến tình trạng nhiêm trọng, xã hội mất ổn định, nội bộ Đảng mất đoàn kết, đây là cơ hội tốt và là mảnh đất màu mỡ cho kẻ thù của chủ nghĩa xã hội nổi lên chống phá trong đó có những phần tử cơ hội, xét lại. Đồng thời, trong quá trình xây dựng Đảng cộng sản một số nước đã xem nhẹ, hoặc từ bỏ nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác-Lênin, buông lỏng công tác cán bộ tạo cơ hội cho các phần tử cơ hội, xét lại chui sâu, leo cao vào trong hàng ngũ của Đảng, chống phá Đảng từ bên trong làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở nhiều nước.

Trong tình hình hiện nay, lợi dụng chủ nghĩa xã hội hiện thực đang lâm vào khủng hoảng, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch càng ra sức chống phá, gây áp lực với các Đảng cộng sản đang cầm quyền ở một số nước xã hội chủ nghĩa còn lại. Đây cũng là cơ sở nảy sinh chủ nghĩa cơ hội xét lại. Tuy nhiên, chủ nghĩa cơ hội xét lại không phải là tồn tại tất nhiên bất biến trong các Đảng cộng sản và phong trào công nhân mà không thể có biện pháp xoá bỏ được. Thực tiễn cho thấy, với tinh thần cảnh giác cách mạng đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân chung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, bám sát thực tiễn đấu tranh cách mạng, có đường lồi đúng thì chúng ta sẽ đẩy lùi được chủ nghĩa cơ hội xét lại.

Bản chất và những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại.

Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, hình thức của chủ nghĩa cơ hội, xét lại khác nhau nhưng về bản chất của chúng chỉ là một: Đó là sự phản bội lại chủ nghĩa Mác- Lênin và lợi ích của giai cấp công nhân, là sự đầu hàng trước hệ tư tưởng tư sản và các thế lực tư sản, là trào lưu tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin, là tàn dư tư sản và tiểu tư sản, là sự hy sinh lợi ích căn bản của quần chúng cho lơi ích tạm thời của một số người ít ỏi, và thực chất nó là sự liên minh giữa một bộ phận công nhân với giai cấp tư sản. V.I Lênin chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại: “Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xét lại, về mặt triết học, chủ nghĩa xét lại “theo đuôi” khoa học của các giáo sư tư sản, “lẽo đẽo” theo các phái Cantơ mới, còn về mặt chính trị thì chủ nghĩa xét lại đã mưu toan thật sự xét lại cơ sở của chủ nghĩa Mác, cụ thể là học thuyết về đấu tranh giai cấp”[1]

Như vậy, chủ nghĩa cơ hội, xét lại vừa là kẻ thù của chủ nghĩa Mác-Lênin vừa là kẻ thù nguy hiểm của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ngày nay, nhiều phần tử cơ hội, xét lại vẫn đang khoác áo chủ nghĩa Mác, tự xưng là trung thành với chủ nghĩa Mác, nhưng thực chất họ lại phản bội lại chủ nghĩa Mác, tìm cách chống phá chủ nghĩa Mác và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Những phần tử này hoang mang dao động trước những khó khăn, những bước ngoặt của cách mạng, không phân biệt được cái hiện tượng và cái bản chất trong những thay đổi của tình hình, tỏ ra mơ hồ trước các thủ đoạn tinh vi của chủ nghĩa đế quốc, choáng ngợp trước những hào nhoáng của chủ nghiã tư bản, từ đó quay lại chống lại Đảng cộng sản, phản bội lại phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Như V.I Lênin đã chỉ rõ: Trong khi “những người xã hội chủ nghĩa phải có đầy đủ khả năng vạch trần cho giai cấp công nhân thấy sự đối lập thù địch giữa quyền lợi của giai cấp công nhân với quyền lợi của giai cấp tư sản. Thế nhưng chủ nghĩa Béc-stanh và phái “phê bình”, mà phần lớn là những người Mác-xít hợp pháp đều lũ lượt đi theo, đã tước mất khả năng ấy và làm bại hoại ý thức xã hội chủ nghĩa bằng cách tầm thường hoá chủ nghĩa Mác, bằng cách truyền bá cái thuyết cho rằng những sự đối kháng xã hội giảm dần đi, bằng cách tuyên bố rằng tư tưởng về cách mạng xã hội và chuyên chính vô sản là phi lý, bằng cách kéo phong trào công nhân và cuộc đấu tranh giai cấp xuống thành một thứ chủ nghĩa công liên hẹp hòi và cuộc đấu tranh thực tế đòi cải cách từ từ , vun vặt”[2]. V.I Lênin đã chỉ ra cho chúng ta thấy chủ nghĩa cơ hội, xét lại chính là bọn“ôm hôn chủ nghĩa Mác để bóp chết chủ nghĩa Mác”, họ đã đánh giá quá mức những cố gắng và kết quả tạm thời của chủ nghĩa tư bản trong việc khắc phục những khó khăn của nó, lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền để vào hùa với chúng để chống lại chủ nghĩa Mác Lênin, chống lại chủ nghĩa xã hội.

Với nguồn gốc bản chất của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại, đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại là vấn đề thường xuyên, cấp bách trong suốt quá trình phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của các Đảng cộng sản để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ mục tiêu cách mạng của giai cấp công nhân củng cố tình đoàn kết quốc tế của giai cấp trên toàn thế giới, làm cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Qua nghiên cứu có thể rút ra rằng, để đảm bảo thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại trước đây và hiện nay vấn đề quan trọng nhất đó là phải xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh, đó phải thực sự là Đảng cách mạng Macxít, Đảng phải thực sự là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân dẫn dắt phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đi đến mục tiêu lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian hiện nay mặc dù chủ nghĩa cơ hội xét lại với những biểu hiện chưa rõ nét nhưng những phần tử cơ hội xét lại luôn cấu kết với bọn phản động trong và ngoài nước, các thế lực phản động quốc tế và chủ nghĩa đế quốc nhằm chống phá cách mạng Việt Nam, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, đòi đa nguyên về chính trị, đa Đảng đối lập, đòi từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Phủ nhận thành quả cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã đạt được hơn 93 năm từ khi có Đảng lãnh đạo cách mạng. Cùng với nó hiện nay trước sự thoái hoá của một bộ phận cán bộ đảng viên có chức, có quyền trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước, thực trạng tham nhũng đang hoành hành và những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng của chúng ta cũng là những thuận lợi cho những phần tử cơ hội xét lại tiếp tục ngóc đầu dậy chống phá công cuộc đổi mới, xuyên tạc đường lối quan điểm của Đảng. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cơ hội, xét lại đây không những là vấn đề mang tính quy luật trong sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, mà còn là yêu cầu nhiệm vụ thường xuyên cấp bách của Đảng cộng sản, phong trào công nhân thế giới nói chung và Đảng ta, cách mạng Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng Đảng là vấn đề then chốt có ý nghĩa sâu sắc đối với cách mạng Việt Nam hiện nay.

Ý nghĩa của vấn đề đối với công tác xây dựng Đảng ở nước ta hiện nay

Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội xét lại trong phong trào công sản và công nhân quốc tế và những biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội xét lại ở nước ta hiện nay góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và làm rõ hơn con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đảm bảo cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi đó là vấn đề then chốt trong công tác xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay. Đại hội XIII khẳng định: “Công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này đã đạt được kết quả toàn diện, trong đó nổi bật là: Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và tinh giản biên chế của hệ thống chính trị; đổi mới công tác cán bộ và ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, xử lý nghiêm những tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”[3]. Trong những năm tới công tác xây dựng Đảng cần làm tốt những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong toàn Đảng.

Trước tình hình diễn biến phức tạp trên thế giới và trong các nước các phần tử chủ nghĩa cơ hội, xét lại luôn chống phá cách mạng Việt Nam. Những phần tử này không phải từ trên trời rơi vào hàng ngũ của Đảng, mà đó chính là những người vốn là những người cộng sản, có một số người đã từng là cán bộ trung kiên, đã từng “vào sinh ra tử” trong đấu tranh cách mạng, có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng của dân tộc. Hiện nay, đứng trước thời kỳ mới, những cám dỗ vật chất và âm mưu “diễn biến hoà bình” của địch, trước sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội và sự thoái trào của phong trào cách mạng, trước sự du nhập của lối sống thực dụng và văn hoá phương tây, đã làm cho họ bị ngã gục trước những “viên đạn bọc đường” của chủ nghĩa tư bản, làm cho họ dần dần thoái hoá biến chất, nghi ngờ chính mình và đường lối quan điểm của Đảng. Từ đó họ trở thành những kẻ cơ hội thực dụng nói sấu bôi nhọ Đảng đòi xét lại mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phủ nhận lịch sử dân tộc… Chính vì vậy, trong quá trình lãnh đạo của mình Đảng phải luôn coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho họ trung thành tuyệt đối với Đảng giữ vững phẩm chất cách mạng, lý tưởng cộng sản trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng sãn sàng đập tan mọi âm mưu chống phá của kẻ thù. Hiện nay, trong Đảng vẫn còn một bộ phận cán bộ đảng viên do thiếu tu dưỡng rèn luyên đạo đức cách mạng mà dẫn đến sự buông thả, sa đoạ về lối sống, đạo đức, phai nhạt về lý tưởng. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII chỉ rõ: “Một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước”[4]

Đây thực sự là một nguy cơ lớn đối với Đảng, là điều kiện tốt làm nảy sinh và xuất hiện những khuynh hướng cơ hội, xét lại trong Đảng. Vì vậy, Đảng phải tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đấu tranh chống mọi biểu hiện chủ nghĩa cơ hội, thực dụng nảy sinh trong nội bộ Đảng ta.

Thứ hai, kiên quyết, vạch trần bản chất, cùng với những thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt của chủ nghĩa cơ hội, xét lại kiên định với chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh.

Với nguồn gốc, bản chất của chủ nghĩa cơ hội, xét lại chúng ta đã thấy rõ bản chất phản động, tinh vi và nham hiểm của những phần tử chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Tuy nhiên, trong Đảng ta và trong xã hội ta không phải ai cũng nhận rõ bộ mặt thật của bọn chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Nói về bản chất, thủ đoạn sảo quyệt của chủ nghĩa cơ hội, xét lại V.I. Lênin chỉ rõ: “Khi nói đến đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thì không bao giờ được quên đặc điểm của tất cả chủ nghĩa cơ hội hiện đại trong mọi lĩnh vực là: Nó mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ mà không thể nào hiểu nổi. Do bản chất của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường chung dung, nó quanh co uốn khúc như con rắn nước giữa hai quan điểm đối lập nhau, nó tìm cách “thoả thuận” với cả quan điểm này lẫn quan điểm kia, nó quy những sự bất đồng ý kiến của mình lại thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành tâm và vô hại…”[5]. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như thực tiễn đấu tranh chống những phần tử cơ hội, xét lại ở nước ta thời gian qua đã cho thấy, những kẻ cơ hội xét lại luôn lợi dụng những thuận lợi và khó khăn, những thành tựu và yếu kém, những thời cơ và nguy cơ của cách mạng để đưa ra những quan điểm “chung chiêng” tưởng chừng như  thành tâm vô hại”, nhưng thực chất lại là những trò ngụy biện nhằm che dấu bản chất phản động, đi ngược lại với mục tiêu lý tưởng của Đảng. Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng vì vậy, để đấu tranh vạch trần thủ đoạn thâm độc của chủ nghĩa cơ hội, xét lại Đảng ta nói chung và mỗi đảng viên nói riêng luôn phải kiên định vói chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh, coi đó là vấn đề có tính nguyên tắc trong cuộc đấu tranh chống các loại kẻ thù của chủ nghĩa xã hội. Bài học thực tiễn từ sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông âu cho thấy, Đảng nào xa dời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin thì Đảng đó không tránh khỏi chủ nghĩa cơ hội, xét lại và sự  sụp đổ hoặc sẽ biến chất trở thành một Đảng tư sản là điều đương nhiên.

Thứ ba, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức làm tăng cường sức đề kháng triệt tiêu những điều kiện làm xuất hiện chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong Đảng.

Một trong những nguyên nhân làm nảy sinh chủ nghĩa cơ hội xét lại đó là sự yếu kém trong bản thân các Đảng cộng sản. Sự yếu kém này được biểu hiện ở trình độ, năng lực trí tuệ của Đảng, ở khả năng đánh giá, phân tích tình hình và đưa đường lối chiến lược đúng đằn phù hợp với thực tiễn của Đảng; khả năng tư duy khái quát nắm vững quy luật khách quan của Đảng. Đồng thời, sự yếu kém còn được thể hiện ở mức độ trong sạch, vững mạnh của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Những yếu tố này sẽ làm cho Đảng mạnh lên hoặc yếu đi tuỳ thuộc vào nhận thức của quá trình tự đổi mới, tự chỉnh đốn của mỗi Đảng. Nếu Đảng mạnh thì cũng như cơ thể khoẻ mạnh sẽ tạo ra sức đề kháng tốt để chống lại bệnh tật, sẽ làm hạn chế tác nhân gây hại từ bên ngoài tấn công vào cơ thể Đảng. Chẳng hạn, trong thời điểm bước ngoặt, cách mạng gặp khó khăn nếu Đảng không đánh giá đúng tình hình, không phân biệt rõ ta - bạn - thù, không đưa ra được phương hướng đúng đắn thì không những Đảng không lãnh đạo được cách mạng, mà sự yếu kém này của Đảng lại tạo ra môi trường thuận lợi để nảy sinh và phục hồi những trào lưu phần tử cơ hội, xét lại chống phá Đảng, phá hoại phong trào cách mạng. Về vấn đề này trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xét lại”, V.I Lênin đã cảnh báo “mỗi một vấn đề hơi mới một chút, mỗi sự thay đổi hơi bất ngờ và đột ngột một chút của nhưng sự kiện nhất định bao giờ cũng đẻ ra những biến tướng này hay những biến tướng khác của chủ nghĩa cơ hội, xét lại[6].

Trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, chúng ta phải chú trọng xây dựng Đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Về chính trị, phải làm cho Đảng luôn kiên đình với mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nắm vững chuyên chính vô sản, gương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nâng cao bản chất của giai cấp công nhân và bản lĩnh chính trị của Đảng, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước và các công cụ chuyên chính cách mạng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn luôn là nhiệm vụ then chốt, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này[7].

Đây là những vấn đề mang tính nguyên tắc về mặt chính trị của Đảng, chính vì vậy bất kể ai, nhân danh cái gì mà đưa ra những quan điểm và hành vi vi phạm những vấn có tính nguyên tắc trên thì đó đều là phản bội lại Đảng, phản bội và đi ngược lại nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc, đó là những kẻ theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong Đảng. Về mặt tư tưởng, đó chính là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh. Về mặt tổ chức phải tuân theo những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của V.I Lênin, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Chỉ có như vậy Đảng ta mới thực sự trong sạch vững mạnh, mới phân biệt được rõ đâu là người cộng sản chân chính, đâu là người cơ hội, xét lại từ đó có biện pháp đấu tranh làm thất bại âm mưu ý đồ của loại kẻ thù này.

Thứ bốn, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền gắn liền với chống mọi biểu hiện cuả chủ nghĩa cơ hội, xét lại.

“Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[8], “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[9]. Để công tác xây dựng Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng, đối với công tác cán bộ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền về công tác cán bộ. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu cấp uỷ đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương; tăng cường kiểm tra, giám sát, chống chạy chức, chạy quyền. Không để lọt những người không xứng đáng, không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhưng cũng không để sót những cán bộ thực sự có đức, có tài, “dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết”[10].

Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phát hiện, lựa chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài và cơ chế đánh giá cán bộ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài; chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, sự gương mẫu, tinh thần vì nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu các cấp.

Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; nắm chắc lịch sử chính trị, chú trọng vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm những cán bộ có động cơ sai trái, tư tưởng cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, mạng xã hội... để xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ. Thực hiện nghiêm việc miễn nhiệm với cán bộ không đủ năng lực, uy tín thấp./.

Nguyễn Xuân Quang

#SQCT

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương, Kết luận 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hoá”, Hà Nội, 2021.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQGST, Tập I, Hà Nội, 2021.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2011.

4. V.I.Lênin: Toàn tập, Tập 6, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2005.

5. V.I.Lênin: Toàn tập, Tập 8, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2005.

6. V.I.Lênin: Toàn tập, Tập 13, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2005.

7. V.I.Lênin: Toàn tập, Tập 17, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2005.

8. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011.

9. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ tư, BCH Trung ương Đảng khóa XIII

10. Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng cục Chính trị,  Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nxb QĐND, Hà Nội, 2003.



[1] V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 17, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr.26

[2] V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr.21

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, Tập II, tr.220-221.

[4] Bạn Chấp hành Trung ương, Kết luận 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá”, H, 2021, tr.2

[5] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2005, t.8, tr.476

[6] V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005, tr.28.

[7] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ tư, BCH Trung ương Đảng khóa XIII.

[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.452.

[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.487.

[10] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầ<script async src="https://pagead2.googlesyndication.com/pagead/js/adsbygoogle.js?client=ca-pub-6687168400778549"

     crossorigin="anonymous"></script>n thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Tập I, Hà Nội, 2021, tr.187.

2 nhận xét:

  1. Cần tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, xét lại trong toàn Đảng.-k10

    Trả lờiXóa
  2. Chủ nghĩa cơ hội là căn bệnh rất nguy hiểm, dễ lây lan; do đó phải điều trị triệt để

    Trả lờiXóa