KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN THÀNH TỰU XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA
Một là, khẳng định tính tất yếu khách quan của đổi mới và không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới.
Đổi mới ở Việt Nam do Đảng khởi xướng và lãnh đạo bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng (năm 1986). Đó là sự lựa chọn tất yếu nhằm đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, là một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước.
Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất
nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh
mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Nền kinh tế của đất nước ngày
càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành một trong những nền
kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới; văn hóa, xã hội và đời sống
nhân dân không ngừng được nâng lên, trở thành điểm sáng trong thực hiện các mục
tiêu Thiên nhiên kỷ; công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính
trị được đặc biệt quan tâm, tạo nhiều chuyển biến tích cực; công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí chuyển biến mạnh mẽ, đạt nhiều kết
quả nổi bật, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn bó chặt chẽ giữa “xây” và “chống”;
sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội được tăng cường; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng
- an ninh
không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp
quốc gia, uy tín của đất nước được nâng cao. Và gần đây nhất, công tác chỉ đạo và
các biện phấp phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam được nhân dân tin tưởng,
ủng hộ, cũng như được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; lan tỏa hình
ảnh đất nước Việt Nam nhân văn, bản lĩnh, khẳng định tính trách nhiệm của Việt
Nam với nhân dân và cộng đồng quốc tế. Tất cả những điều đó cho thấy, đất nước
ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Điều
này không phải chỉ có người trong cuộc nói ra mà được thế giới thừa nhận đánh
giá cao.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã
tiếp tục được khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo;
khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực
tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Hai là, đổi mới ở Việt Nam là toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại… Đại hội VI của Đảng xác định phải đổi
mới từ kinh tế đến chính trị và các lĩnh vực khác. Về mối quan hệ giữa đổi mới
kinh tế và đổi mới chính trị, Hội nghị Trung ương 6 khóa VI đã chỉ rõ “Chúng ta
tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị. Không thể tiến hành cải cách
hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có
giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự
mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới”. Hội nghị đưa ra
6 nguyên tắc của đổi mới là:
- Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu của nước ta, là sự lựa
chọn sáng suốt của Bác Hồ, của Đảng ta. Xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta. Đổi mới không phải là thay đổi
mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả
bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và
biện pháp thích hợp.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng ta, chỉ đạo toàn bộ sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những quan
niệm không đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa
xã hội, vận dụng sáng tạo và phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị là nhằm
tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, có nghĩa là tăng cường sức mạnh và hiệu lực của
chuyên chính vô sản, làm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị hoạt động
năng động và có hiệu quả hơn.
- Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta. Phê phán những khuynh
hướng phủ nhận hoặc hạ thấp sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời lắng nghe, tiếp
nhận những ý kiến trung thực, phê bình những khuyết điểm trong sự lãnh đạo của
Đảng và công tác xây dựng Đảng.
- Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân chủ phải đi đôi với tập trung, với kỷ luật,
pháp luật, với ý thức trách nhiệm công dân. Dân chủ phải có lãnh đạo, lãnh đạo để phát huy dân
chủ đúng hướng; mặt khác phải lãnh đạo bằng phương pháp dân chủ trên cơ sở phát
huy dân chủ. Dân chủ với nhân dân nhưng phải nghiêm trị những kẻ phá hoại thành
quả cách mạng, an ninh trật tự và an toàn xã hôi.
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với
chủ nghĩa quốc tế vô sản và quốc tế xã hội chủ nghĩa; kết hợp sức mạnh của dân
tộc với sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới.
Đại hội VII tiếp tục thực hiện chủ trương đổi
mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thưc hoạt động của
hệ thống chính trị. Chủ trương này tiếp tục được các Đại hội Đảng thực hiện. Từ
Đại hội VIII, Đảng ta chủ trương: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế
với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước
đổi mới chính trị, với tinh thần phải “đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa,
có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực
tiễn; từ kinh tế, chính trị, đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể
trong từng bộ phận của hệ thống chính trị”. Đại hội XI nhấn mạnh: “Đổi mới
chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm
là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ
cương”.
Tổng kết 30 năm đối mới, nhất là tổng kết 5
năm thực hiện nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng chỉ rõ: “Nhìn tổng
thể, qua 30 năm đổi mới đất nước, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử”, trong đó có thành tựu về giải quyết quan hệ giữa đổi
mới kinh tế và đổi mới chính trị. Tuy nhiên, Đại hội XII cũng thẳng thắn chỉ ra
hạn chế: “Đổi mới chính trị chưa đồng bộ với đổi mới kinh tế; năng lực và hiệu
quả hoạt động của hệ thống chính trị chưa ngang tầm nhiệm vụ”. Trên tinh thần
đó Đại hội XII đề ra mục tiêu chung: “Đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có
bước đi phù hợp trên các lĩnh vực, nhất là giữa kinh tế và chính trị”. Đại hội
XII xác định trong điều kiện hiện nay cần tập trung đổi mới thể chế kinh tế và
đổi mới thể chế chính trị.
Ba là, nước ta là nước dân chủ, tự do - dân chủ - nhân quyền của nhân dân luôn được tôn
trọng và phát huy.
Trên thế giới hiện có ba chế độ dân chủ: dân
chủ tư sản, dân chủ nhân dân và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Mỗi chế độ dân chủ
nói trên đều có những thiết chế khác nhau, nhưng đều có yếu tố chung: (1) Sự
bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân (bao gồm tất cả các thành viên xã
hội); (2) Bầu cử tự do và theo nhiệm kỳ bầu ra các cơ quan, người lãnh đạo nhà
nước; (3) Quyền lực của nhà nước được chia ra làm ba nhánh: Lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Mỗi cơ quan trên có một chức năng riêng; (4) Hiến pháp và pháp luật được
xem là tối thượng; (5) Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được tôn trọng và
bảo đảm
Chế độ dân chủ sau Cách mạng Tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam là chế độ dân chủ nhân dân hướng theo con đường xây dựng xã hội
xã hội chủ nghĩa. Một trong những đặc trưng của chế độ dân chủ ở Việt Nam là do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cầm quyền. Tuy nhiên, vai trò cầm quyền của
Đảng Cộng sản Việt Nam phải tuân thủ một nguyên tắc hiến định: “1. Đảng Cộng
sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của
nhân dân lao dộng và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả
dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng, tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. 2. Đảng
Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám
sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước dân về những quyết định của mình. 3.
Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn
khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và
Nhà nước Việt Nam ngày càng hoàn thiện các quan điểm về dân chủ, nhân quyền,
coi nỗ lực thể chế hóa, luật hóa quan điểm dân chủ, nhân quyền là yêu cầu bức
thiết của phát triển. Năm 1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về
xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, khẳng định: “Phải phát huy quyền
làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, tham gia kiểm kê,
kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và
nạn tham nhũng”; sau đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/1988/NĐ-CP (đến năm
2003 thay thế bằng nghị định số 79/2003/NĐ-CP) về việc ban hành Quy chế thực
hiện dân chủ ở xã quy định về nội dung, phương thức, trách nhiệm của chính
quyền cấp xã trong việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân; năm 2007, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội khóa XI thông qua Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường,
thị trấn… Đây là bước đi thống nhất, đồng bộ về chủ trương kết hợp hành động cụ
thể tạo điều kiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Về nhân quyền, Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí
thư ngày 12/7/1992 về vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng
ta khẳng định: Quyền con người là giá trị chung của nhân loại. Đó là thành quả
đấu tranh lâu dài của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới chống lại
mọi áp bức, bóc lột và giải phóng con người (trong đó việc bảo đảm quyền con
người) gắn liền với giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội;
chỉ có dưới tiền đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì quyền con người mới
có điều kiện được bảo đảm rộng rãi, đầy đủ, trọn vẹn nhất. Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011) và các văn kiện Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng luôn nhấn mạnh phải quan
tâm hơn nữa đến việc chăm lo hạnh phúc, phát triển tự do, toàn diện của con
người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của còn người, tôn trọng và thực hiện
các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.
Hiến pháp năm 2013 đã dành Chương II “Quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” với 36 điều hiến định về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong đó, khoản 1, Điều
14 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người,
quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận,
tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đó là cơ sở để đất
nước đạt được các thành tựu cụ thể về dân chủ, nhân quyền mà dư luận thế giới
đã ca ngợi và ghi nhận.
Liên hợp quốc xác nhận: Việt Nam đứng thứ hai
trong khối châu Á - Thái Bình Dương và đứng thứ chín trên 135 nước về tỉ lệ phụ nữ làm
việc trong Chính phủ. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế
giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Đến nay, Việt Nam đã ký
kết, gia nhập hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người. Mới đây Việt Nam đã bảo vệ
thành công Báo cáo quốc gia theo Cơ chế Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ
III của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc ngày 04/7/2019 tại Giơnevơ (Thụy Sĩ)
đã khẳng định nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy
quyền con người, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những
thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người là những minh chứng sinh
động để bác bỏ những luận điệu sai trái, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt
Nam.
Không phủ nhận rằng trong quá trình quản lý xã
hội, Việt Nam còn có những khiếm khuyết, trong đó có việc bảo đảm quyền dân chủ
của người dân. Ở địa phương này, địa phương khác vẫn còn có hiện tượng lợi ích
của người dân chưa được tôn trọng, bảo đảm, nhất là trong vấn đề đất đai. Đây
là vấn đề lớn mà các cấp ủy và chính quyền cần đặc biệt quan tâm.
Với những thắng lợi đã giành được trong hơn 90
năm qua, nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành một quốc gia
độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân
phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã
ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và
tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rông, có vị thế
ngày càng quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Những thành tựu đó là kết
tinh trí tuệ, sức lực và bản lĩnh Việt Nam. Phủ nhận thành quả cách mạng đồng
nghĩa với phủ nhận một trong những trang sử hào hung nhất của dân tộc; phủ nhận
công lao, sự hy sinh xương máu của bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta;
phủ nhận vai trò lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo đất nước của Đảng ta. Đó là một
việc làm hoàn toàn trái với sự thật, với công lý và lẽ phải, là quan điểm hư vô
lịch sử, xúc phạm quá khứ thiêng liêng của dân tộc, cần phải vạch trần, đấu
tranh phê phán và bác bỏ.
Nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực và thế giới; văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, trở thành điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu Thiên nhiên kỷ.-k10
Trả lờiXóaViệt Nam đang có tốc độ phát triển kinh tế rất mạnh mẽ
Trả lờiXóa