KHÔNG BIẾT DỰA CỘT MÀ NGHE
Mới đây, trên trang BBC News Tiếng Việt có đăng bài viết “Có vùng cấm?” với một dấu hỏi chấm, rồi nhắc lại câu nói của ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sau sự kiện Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin thôi giữ các chức vụ được giao do vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm. Bài viết có đề cập đến câu hỏi: “Phải chăng chiến dịch “đốt lò” có vùng cấm? Phải chăng khi làm đến một vị trí nào đó thì người ta cùng lắm chỉ bị kỷ luật, cách chức chứ không bị xử lý trước pháp luật?”
Xin thưa: BBC News đã “không biết thì dựa cột mà nghe”
Thứ nhất: Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin thôi giữ các
chức vụ được giao do vi phạm quy định
những điều đảng viên không được làm là thể hiện tinh thần đạo đức cách mạng của một người cộng sản
khi nhận ra những khuyết điểm của cá nhân mình. Ngày 03/11/2021,
Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 41-QĐ/TW “Về việc miễn nhiệm, từ chức đối với
cán bộ”. Quyết định này đã thể hiện những giá trị
tinh hoa của văn hóa từ chức trong đạo làm quan, đạo làm chính khách của chính
giới Đông, Tây xưa và nay - rất nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, nghĩa
tình. Trong lịch sử chính trị cách mạng Việt Nam đã có những tiền lệ lịch sử về
sự từ chức của những cán bộ cao cấp trong Đảng. Trước khi giành được chính quyền,
trong thời kỳ 1936 - 1938, các đồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập đã từng tự nguyện rời khỏi chức vụ Tổng Bí thư của Đảng để bảo
đảm sự thống nhất về đường lối chiến lược và sách lược của Đảng, nhất là sự hài
hòa giữa đường lối của Đảng Cộng sản Đông Dương và đường lối chung của Quốc tế
Cộng sản lúc đó. Tuy không tiếp tục giữ cương vị Tổng Bí thư, nhưng các đồng
chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập vẫn tiếp tục tham gia Ban Thường vụ Trung
ương của Đảng và vẫn tiếp tục tham gia lãnh đạo Đảng, có những cống hiến
to lớn cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam đến hơi thở cuối cùng.
Thứ hai: Chiến
dịch “đốt lò” của Việt Nam “không có vùng cấm”. Về mặt pháp lý: Luật Phòng, chống
tham nhũng số 36/2018/QH14, được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực
kể từ ngày 01/7/2019, trong đó ghi rõ: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều
phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu,
thôi việc, chuyển công tác” (Điểm 1, Điều 92, Mục 1, Chương IX). Trong
thực tiễn: Nhìn lại 10 năm từ 2012 đến 2022, cấp ủy, ủy
ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ,
đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170
cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 4 Ủy viên Bộ Chính trị,
nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 29 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương;
50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội
XIII đến nay đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (cao
hơn gấp 4 lần so với nhiệm kỳ khóa XI và bằng gần một nửa số cán bộ cấp cao bị
xử lý của nhiệm kỳ khóa XII), trong đó có 8 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên
Trung ương, 20 sĩ quan cấp tướng. Rõ ràng là “không có vùng cấm”.
Chừng ấy lý do đủ chứng minh ở Việt Nam, công tác phát hiện và xử lý những
sai phạm được chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, khẳng định quyết tâm rất
cao của Đảng, Nhà nước trong chống tham nhũng, "không có vùng cấm, không
có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân
nào"./.
--KM--
Đảng lãnh đạo quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Trả lờiXóa