Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xôn xao về bài thơ “ Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của cô giáo Trần Thị Lam,Trường THPT chuyên Hà Tĩnh. Có ý kiến cho đó là sự “tâm huyết, hành động yêu nước” của một công dân có trách nhiệm với đất nước, lo lắng cho số phận của dân tộc sẽ đi về đâu nếu như “ Dân mình không chịu lớn”, và “ rừng đã hết biển thì đang chết”. Song cũng có nhiều ý kiến không đồng tình với cách nhìn nhận của cô giáo Lam bởi cô đã khắc họa đất nước như một bức tranh với những gam màu tối, đầy bi quan.
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016
Con xin ở lại nơi này!
Con xin ở lại nơi này
Lấy thân làm sóng không rời biển đâu
Mẹ ơi đất nước mênh mông
Hồn thiêng sông núi, đâu đâu cũng nhà.
Con không về đâu mẹ
Vì nơi đảo xa, đồng đội con vẫn ngày đêm canh
giữ
Trước phong ba và gĩa tâm của lũ ác tà.
Con không về đâu mẹ!
Con sẽ là phong ba để chở che đồng đội
Con sẽ là bão giông để vùi lấp quân thù
Con sẽ là cơn mưa để vơi đi cơn khát,
Con sẽ là khúc hát để ru biển dịu êm
Con xin ở lại đây!
Hãy yên lòng mẹ nhé
Dù với mẹ, con mãi là đứa trẻ
Lúc con đi, biết mẹ nhớ vô cùng.
Con không về đâu mẹ ơi!
Giữa biển khơi con vẫn sống trong lòng Tổ quốc
Con sẽ về trong giấc mơ đêm trước!
Để hôm sau mẹ lại cứ hát ru
Con xin ở lại nơi này
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016
Chính phủ đồng ý dừng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc
Phó thủ tướng đồng ý với kiến nghị của UBND TP Hà Nội về việc dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc cung cấp vật tư ống gang dẻo cho dự án đường nước sông Đà 2.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội, Tổng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng (Vinaconex) về việc thực hiện đầu tư tuyến ống giai đoạn 2 dự án cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan chỉ đạo Vinaconex dừng ký hợp đồng với nhà thầu Xinxing cung cấp vật tư ống gang dẻo cho dự án để nghiên cứu, đánh giá kỹ các vấn đề liên quan.
Đường ống nước số 1 sông Đà đã 17 lần bị vỡ. Ảnh: Bá Đô.
|
Ngày 25/3, trước dư luận về việc lựa chọn nhà thầu, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Hà Nội chủ trì rà soát toàn bộ dự án, đưa ra đánh giá và đề xuất giải pháp bảo đảm dự án được thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ và đúng pháp luật.
Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016
Hậu duệ mặt trời sai sự thật về chiến tranh tại Việt Nam
Hôm trước, tôi có viết một status về văn hóa thần tượng làn sóng Hàn, nhân việc bộ phim Hậu duệ mặt trời của Hàn Quốc đang gây sốt. Không ngờ bài viết đó được rất nhiều người chia sẻ, đồng tình lẫn nghi ngờ. Hôm nay, tôi viết tiếp status này, nhưng về khía cạnh lịch sử để một lần nữa nhìn nhận thấu đáo về cơn sốt Hậu duệ mặt trời, cũng là dịp xem lại cách ứng xử với lịch sử của chúng ta như thế nào.
Hồi ở Seoul, tôi được mời nói chuyện lịch sử Việt Nam với học sinh Hàn. Khi tôi giảng về 100 đô hộ của thực dân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng ĐBP thì các bạn học sinh Hàn hỏi tôi: “Vậy bây giờ thái độ của người Việt Nam với Pháp như thế nào ? “. Tôi trả lời: “Không, chúng tôi quên chuyện đó rồi, để hướng đến tương lai..”. Thái độ của lớp học sinh Hàn lúc đó chưng hửng, ngạc nhiên, tuy rụt rè nhưng bày tỏ sự khó hiểu. Tôi cũng hiểu: “À, tôi biết điều các bạn đang suy nghĩ. Nếu nói về mối căm thù của các bạn với nước Nhật thì với chúng tôi là người Trung Quốc…”.
Muốn “Hòn ngọc Viễn Đông” trước hết phải cởi bỏ áo chật
TUANVIE “Tôi nghĩ thành phố có thể làm được vì Hiến pháp đã mở, Luật Chính quyền đô thị cho phép, và Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng ủng hộ.”, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ Châu Minh Tỷ nói.
LTS: Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM vừa qua, Bí thư Đinh La Thăng chỉ đạo: “TP.HCM phải trở thành đặc khu kinh tế, giống như Thượng Hải và một số TP khác với các cơ chế đặc biệt”. Bàn tiếp về mô hình này, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với ông Châu Minh Tỷ, nguyên Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh.
Thưa ông Châu Minh Tỷ, theo tôi còn nhớ bản đề xuất mô hình chính quyền đô thị của thành phố trước đây được xây dựng trên nền những “bức xúc” và những “bức xúc” này hiện nay vẫn tồn tại. Từng là Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), ông có thể kể một số “bức xúc” điển hình đang bó buộc thành phố hiện nay như thế nào?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)