Năm 2016, nước ta tổ chức thành công nhiều sự kiện chính trị quan trọng, như: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; kỷ niệm 70 năm Quốc hội Việt Nam; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Trong khi, nhân dân ta vui mừng về những thành công và những thành tựu đạt được trước xu thế phát triển của đất nước thì các thế lực thù địch và phần tử cơ hội chính trị lại ra sức chống phá bằng những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc hết sức lố bịch.
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016
Không để thanh niên "cô đơn" trên mạng
Trong hai ngày
11 và 12-4, Báo Quân đội nhân dân đăng vệt bài phản ánh nội dung cuộc tọa đàm
“Công tác thông tin tuyên truyền góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận thanh niên hiện nay”.
Đông đảo bạn đọc,
trong đó có các văn nghệ sĩ, trí thức đã bày tỏ sự đồng tình với vấn đề mà Báo
Quân đội nhân dân nêu, đồng thời tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến đề nghị Đảng,
Nhà nước cũng như toàn xã hội cần quan tâm hơn nữa đến thanh niên, không để
thanh niên phải tiếp xúc với các luồng văn hóa xấu độc khi tham gia mạng xã hội.
Chúng tôi trân trọng giới thiệu một số ý kiến tiêu biểu:
Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016
Đôi điều suy nghĩ về việc bổ nhiệm Ông Bob Kerry làm lãnh đạo Trường Fulbright ở Việt Nam
Cũng định không nói đâu, mấy tuần nay, đọc
báo, thấy nhiều tranh luận xoay quanh việc bổ nhiệm Ông Bob Kerrey làm lãnh đạo
Fulbright, là một người trẻ mình nghĩ thế này:
Dân tộc Việt Nam vốn
có truyền thống bao dung, đó là giá trị tốt đẹp đậm chất nhân văn của người
Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, vậy nên, có ý kiến cho
rằng nên tha thứ và chấp nhận cho Bob Kerrey làm lãnh đạo một trường đại học ở Việt
Nam là thể hiện rõ truyền thống đó. Nhưng mọi người nên nhớ, chúng ta gác lại
quá khứ, sẵn sàng bao dung đối với kẻ thù và việc chấp nhận cho một kẻ sát nhân
trong quá khứ, một kẻ đã không ngần ngại chĩa súng giết hại dân thường vô tội
để làm "thầy" giáo dục cho một thế hệ tương lai chúng ta là hai
chuyện hoàn toàn khác nhau. Chúng ta gác lại quá khứ, không có nghĩa là chúng
ta xóa bỏ và quên đi quá khứ. Hãy tưởng tượng, Bob Kerrey sẽ như thế nào khi
đứng trước hàng ngàn sinh viên Việt Nam mỗi tuần để nói về những giá trị đạo
đức... đó thực sự là một sự sỉ nhục. Nhân đây cũng nói thêm, có nhiều người cho
rằng Bob đã hối hận và xin lỗi, nhưng thử hỏi, suốt mấy chục năm qua, sao ông
ấy không tự giác xin lỗi mà chỉ khi sự thật vụ thảm sát ở Thạnh Phong được phơi
bày, ông ta mới đưa ra lời xin lỗi, và hãy đọc những lời xin lỗi đó xem toàn
những lời xin lỗi chung chung không chết ai, trong khi đó, có bao giờ ông ta
đến tận Thạnh Phong để quỳ trước những oan hồn đã phải chết dưới bàn tay vô
nhân tính đó.
Điều cuối cùng, bản
thân tôi nghĩ, là thế hệ sinh ra sau chiến tranh nhưng chúng tôi luôn nhận thức
được sự hy sinh, mất mát của các thế hệ cha, ông đã đổ máu xương vì độc lập.
Hôm nay, chúng ta sẵn sàng bắt tay vì một tương lai tươi sáng hơn, đó là điều
mà ai ai cũng mong muốn, nhưng nếu thực sự họ muốn giúp chúng ta phát triển
giáo dục thì hà cớ gì phải cử một người mang tội ác chiến tranh để lãnh đạo
trường Đại học. Thật nực cười, vì họ cho rằng, không ai làm tốt hơn ông Bob,
chẳng nhẽ, một nước Mỹ rộng lớn và phát triển như vậy mà không tìm nổi một
người khác thay thế ông Bob? đó là một câu hỏi để lại nỗi băn khoăn cho người
người. Không biết đằng sau việc bổ nhiệm ông Bob làm lãnh đạo Đại học Fulbright
có ý đồ gì không? nhưng chỉ biết hiện nay, ngay bản thân chúng ta đang phân tán
và bàn cãi về một vấn đề mà nhẽ ra chúng ta phải có cùng quan điểm, chấp nhận
hay không chấp nhận cho một kẻ giết đồng bào mình làm "thầy" để dạy
thế hệ con cháu mình! Hậu quả sẽ như thế nào?
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016
TÌM HIỂU VỀ ĐỘNG LỰC NGUYỄN TẤT THÀNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
Sự kiện Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) một
mình ra đi tìm đường cứu nước, ngày 5 – 6 -1911, có ý nghĩa lịch sử lớn: Là mốc son đánh dấu sự kết thúc hơn 50 năm bế
tắc công cuộc đấu tranh chông thực dân Pháp, cứu nước của ông cha, đồng thời khởi
nguồn mở ra một thời kỳ mới trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc và
phát triển đất nước ta, nổi bật là thời kỳ đổi mới đất nước do Đảng ta lãnh đạo
ngày nay. Tìm hiểu những gì tác động như là động lực thôi thúc Nguyễn Tất
Thành ra đi tìm đường cứu nước góp phần không nhỏ làm sâu sắc thêm những ý
nghĩa lịch sử đó.
Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016
Hội chứng 'đại quốc' 'tiểu quốc' đang hành hạ Bắc Kinh
Trung Quốc luôn nghĩ mình là nạn nhân của việc các nước nhỏ rắc rối bất kính, họ đương nhiên đáng bị trừng phạt và áp dụng vũ lực, kiểu hành động như của diễn viên hài Rodney Dangerfield với câu nói cửa miệng “tôi chẳng được tôn trọng gì cả”.
Trong khi các cuộc xung đột vũ trang ở Syria, Iraq và các điểm nóng khác trên thế giới vẫn ác liệt, cuộc xung đột nghiêm trọng mang tầm vóc lịch sử có thể lôi kéo một số cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, kể cả Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí cả Nga, lại đang sôi sục thật sự ở Biển Đông.
Trung tâm của cuộc xung đột này là yêu sách biển và lãnh thổ ngông cuồng của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông, điều đang gây bất an cho hầu hết các nước trong vùng, gây quan ngại cho các bên liên quan chính dọc tuyến hải hành nhộn nhịp nhất thế giới, và thách thức các luật hàng hải quốc tế chính yếu cũng như các khuôn khổ diễn giải về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Tuy nhiên, các hành động mới đây của Trung Quốc ở Biển Đông chớ nên được xem đơn giản chỉ là một sự phản ánh sự thịnh suy bình thường của các quốc gia, được khuấy động bởi các lo lắng hay lợi ích bản thân phổ biến. Chúng tuân theo một logic nhất quán của lịch sử Trung Quốc và chúng có căn gốc sâu xa từ văn hóa chiến lược lâu đời của nước này. Các yếu tố chính của điều đó bao gồm:
Triều Tiên thử tên lửa gây chết người?
Triều Tiên được cho là đang nỗ lực phát triển chương trình tên lửa đạn đạo tân tiến. (Ảnh: Reuters)
Triều Tiên dường như đã thất bại trong vụ phóng thử tên lửa ngày 31/5, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về người.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) cùng các nguồn tin quân đội nước này cho biết, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan vào sáng sớm nhưng vũ khí này có thể đã nổ ngay trên bệ phóng.
Triều Tiên được cho là đang nỗ lực phát triển chương trình tên lửa đạn đạo tân tiến. (Ảnh: Reuters)
Triều Tiên dường như đã thất bại trong vụ phóng thử tên lửa ngày 31/5, thậm chí còn gây thiệt hại nghiêm trọng về người.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) cùng các nguồn tin quân đội nước này cho biết, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan vào sáng sớm nhưng vũ khí này có thể đã nổ ngay trên bệ phóng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)