Social Icons

Pages

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Bát chè xẻ đôi


Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mời đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi.
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn…
Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khói nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu.
Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi …

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 70 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN CHỦ TRƯƠNG PHÁT ĐỘNG TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn đế quốc Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng đã suy yếu. Đế quốc Mỹ tận dụng các lợi thế, nhanh chóng vươn lên cầm đầu phe tư bản chủ nghĩa, ra sức lôi kéo, tập hợp lực lượng phản động để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Do vậy, mâu thuẫn chi phối quan hệ quốc tế lúc này là mâu thuẫn giữa các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột với lực lượng đế quốc, phản cách mạng do Mỹ đứng đầu.

NHỮNG “NHÀ DÂN CHỦ TỰ XƯNG: HỌ LÀ AI VÀ NGUỒN GỐC XUẤT THÂN?

Gần đây, trên không gian mạng, một số người tự xưng là “nhà dân chủ”, tự cho mình cái quyền được nói, được viết, được “đặc quyền” lên tiếng bất cứ thứ gì với danh nghĩa “những người bảo vệ công lý” của nhân dân, đấu tranh vì dân chủ, vì quyền con người, vì lợi ích của người dân. Vậy, bản chất đằng sau những gì họ tự xưng, tự phong có đúng như những gì họ nói và làm hay không? Những Nhà dân chủ tự xưng, họ là ai, nguồn gốc xuất thân của họ như thế nào?
Theo tôi, họ là người Việt Nam đang sinh sống chủ yếu ở trong nước và một bộ phận ở ngoài nước, thành phần xuất thân rất đa dạng, phức tạp; có người già, người trẻ; có nam, có nữ; có người từng là công chức, quan chức trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, địa phương; nhiều người có học vị, học hàm, chức danh, danh hiệu, có công với cách mạng; một số ít là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà giáo, nhà khoa học, doanh nhân, có người nhiều năm sống, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, có người chỉ ở trong nước, v.v..

Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Chủ động nhận diện và đấu tranh với âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch


Lợi dụng các vấn đề về dân tộc, tôn giáo là âm mưu xảo quyệt của các thế lực thù địch nhằm chống phá khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Vì vậy, chủ động nhận diện và đấu tranh có hiệu quả với âm mưu này là rất quan trọng, cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2016

“LỜI KÊU GỌI TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN” BÀI HỌC TRÊN MẶT TRẬN CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” HIỆN NAY


70 năm đã trôi qua nhưng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày cuối năm 1946 vẫn luôn là một dấu ấn đặc biệt, thể hiện tư duy sắc bén, tầm nhìn chiến lược của vị lãnh tụ tối cao trong thời khắc quan trọng của lịch sử dân tộc và để lại nhiều bài học quý báu.
Trước việc thực dân Pháp leo thang chiến tranh xâm lược, ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp mở rộng tại Vạn Phúc, Hà Đông do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì, đã quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trên phạm vi cả nước và đề ra đường lối, chủ trương kháng chiến. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành tiếng gọi của non sông đất nước, là lời hịch cứu quốc, khơi dậy mạnh mẽ lòng tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống anh hùng, bất khuất, kiên cường của nhân dân Việt Nam; là hiệu lệnh làm sục sôi khí thế đấu tranh với sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và bản lĩnh trí tuệ của người Việt Nam.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

NHÌN NHẬN NGUYÊN NHÂN GÂY MẤT ĐOÀN KẾT TRONG MỘT SỐ TỔ CHỨC ĐẢNG HIỆN NAY

       Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lập đến nay Đảng ta đã đoàn kết tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng ta. Các đồng chí từ Trung ương đến Chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.