Khi nói đến một giải thưởng dù lớn hay nhỏ người ta đều hiểu ngay rằng đó là một cách nhằm tôn vinh công trạng của tập thể hoặc cá nhân nào đó đã có những cống hiến, hành động, việc làm có ích cho xã hội và cộng đồng. Nhưng cũng có những "thứ giải thưởng" không giống vậy, mục đích của nó hoàn toàn ngược lại, ví dụ như: “Giải thưởng Mâm xôi vàng” của Điện ảnh Mỹ dành cho những diễn viên đóng vai tệ nhất, phim tồi nhất và mới đây là “Giải Nhân quyền Việt Nam 2016“ do Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại Ca-li-phóc-nia (Mỹ) dành cho những người ăn vạ, phá rối xã hội, đất nước Việt Nam nhiều nhất, “đỉa nhất“.
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016
Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016
NẤM ĐỘC
Mẹ Nấm - cái tên nghe thật mĩ miều, gợi cho ta dễ nhớ đến những diễn đàn nuôi con tốt – dạy con ngoan của những cô giáo mầm non yêu trường, mến trẻ. Nhưng hoàn toàn ngược lại – đây chính là tư tưởng sinh sôi nảy nở từ tâm hồn của kẻ bất mãn với chế độ, cho nên nó chính là loại “Nấm độc” cần phải triệt phá, tiêu diệt nếu không nó sẽ gây hại cho con người, xã hội. "Nấm độc" đó chính là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - blogger Mẹ Nấm.
Bác Hồ là thế đấy
Thời chống Mỹ. Một buổi trưa, Hồ Chủ tịch đang chuẩn bị nằm nghỉ thì cần vụ vào báo cáo Bác là có khách. Khách là một cụ già ở Hưng Yên. Cùng đi với cụ có một vị lãnh đạo tỉnh. Trên xe còn có một thùng cá khá nặng.
- Thưa Bác, cháu xin thay mặt bà con ở địa phương lên thăm sức khoẻ Bác và có ít cá mới đánh đem lên biếu Bác. Cá loại này là cá tiến nổi tiếng ở đầm Dạ Trạch đấy ạ!
- Thưa cụ, cụ ngang tuổi tôi, xin cụ đừng xưng hô như thế!
- Vâng, nếu cụ cho phép…
- Ao nhà ta có rộng không mà cụ thả được nhiều cá vậy?
- Dạ thưa cụ, đây là cá của hợp tác xã.
- Cá của hợp tác xã là tài sản chung của bà con, phải để bà con dùng chứ!
- Thưa cụ, nhờ có ông lãnh đạo tỉnh giao cho nên lần đầu tiên tôi mới được cặp Cụ Chủ tịch nước, thật may mắn cho tôi quá. Còn cá, đã trót mang lên đây rồi, xin Cụ vui lòng nhận cho, chúng tôi khỏi phải đem về.
Hồ Chủ tịch cho mời ông cán bộ phụ trách nhà bếp lên gặp Người.
- Loại cá này ở chợ Bắc Qua bán bao nhiêu một cân?
- Thưa Bác, một cân giá …
- Vậy chú cân lên xem tất cả là bao nhiêu cân, coi như nhập vào nhà bếp của cơ quan. Và chú tính xem bao nhiêu tiền để gửi cụ cầm về.
Quay sang vị khách quý Hưng Yên, Hồ Chủ tịch ân cần nói:
- Tôi xin đa tạ tấm lòng của cụ và bà con xã nhà đối với tôi. Quà cụ và bà con cho, tôi nhận rồi, còn đây là số tiền tôi gửi cụ đem về nộp vào quỹ hợp tác xã.
Bát chè xẻ đôi
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mời đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi.
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn…
Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khói nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu.
Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi …
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN 70 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN
1. Tình hình thế giới
và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở
thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn đế
quốc Anh, Pháp tuy thắng trận nhưng đã suy yếu. Đế quốc Mỹ tận dụng các lợi
thế, nhanh chóng vươn lên cầm đầu phe tư bản chủ nghĩa, ra sức lôi kéo, tập hợp
lực lượng phản động để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới. Do vậy, mâu thuẫn chi phối quan hệ quốc tế lúc này
là mâu thuẫn giữa các lực lượng hòa bình, dân tộc, dân chủ và hệ thống xã hội
chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột với lực lượng đế quốc, phản cách mạng do Mỹ
đứng đầu.
NHỮNG “NHÀ DÂN CHỦ TỰ XƯNG: HỌ LÀ AI VÀ NGUỒN GỐC XUẤT THÂN?
Gần đây, trên không gian mạng, một số người tự xưng là “nhà dân
chủ”, tự cho mình cái quyền được nói, được viết, được “đặc quyền” lên tiếng bất
cứ thứ gì với danh nghĩa “những người bảo vệ công lý” của nhân dân, đấu tranh
vì dân chủ, vì quyền con người, vì lợi ích của người dân. Vậy, bản chất đằng
sau những gì họ tự xưng, tự phong có đúng như những gì họ nói và làm hay không?
Những Nhà dân chủ tự xưng, họ là ai, nguồn gốc xuất thân của họ như thế nào?
Theo tôi, họ là người Việt Nam đang sinh sống chủ yếu ở trong
nước và một bộ phận ở ngoài nước, thành phần xuất thân rất đa dạng, phức tạp;
có người già, người trẻ; có nam, có nữ; có người từng là công chức, quan chức
trong bộ máy của Đảng, Nhà nước, địa phương; nhiều người có học vị, học hàm,
chức danh, danh hiệu, có công với cách mạng; một số ít là nhà báo, nhà thơ, nhà
văn, nhà giáo, nhà khoa học, doanh nhân, có người nhiều năm sống, học tập,
nghiên cứu ở nước ngoài, có người chỉ ở trong nước, v.v..
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)