Social Icons

Pages

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ KẾT HỢP KINH TẾ VỚI QUỐC PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM


Kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề có tính quy luật chung, được hầu hết các quốc gia trên thế giới nghiên cứu và áp dụng trong điều kiện khi đời sống nhân loại còn tồn tại chế độ tư hữu, nhà nước và sự đối kháng giai cấp. Hoạt động mang tính chủ động này của con người nảy sinh từ chính sự tồn tại mối quan hệ khách quan giữa kinh tế với các lĩnh vực chính trị, chiến tranh, quốc phòng và quân đội, cũng như từ yêu cầu thực tiễn phải giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ đất nước ở mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh vừa là chủ trương, đường lối, quan điểm, vừa là giải pháp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua mỗi thời kỳ, nhận thức và tổ chức thực hiện nội dung kết hợp đó đều được bổ sung, phát triển phù hợp với yêu cầu mới.
Đây là chủ trương chiến lược hết sức quan trọng, được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định: "Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN, QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và trên từng địa bàn”. Tiếp đó, Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020) cũng chỉ rõ: "Gắn kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ QP-AN với phát triển KT-XH trên từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình, dự án”. Trong Báo cáo Chính trị, Đảng ta tiếp tục xác định: "Kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo”. Đó là nhận thức xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta chủ trương thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương đó được xác định là một nội dung trong đường lối xây dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 năm 1976) thông qua, được tổ chức chỉ đạo nhất quán và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng thời kỳ lịch sử. Đến nay, việc thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng đã thu được những thành tựu quan trọng, tạo nên sự chuyển biến vững chắc từ cả hai phía kinh tế và quốc phòng và niềm tin vào tính đúng đắn của chủ trương đó của Đảng. Trên cơ sở tổng kết rút ra những bài học từ những kết quả đạt được, các Đại hội V, VI, VII, VIII, IX X, XI và XII của Đảng, đã tái khẳng định thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện lịch sử mới.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (khoá IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, vấn đề thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng – với tính cách là một phương thức, một giải pháp chiến lược. Để biến những tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc trong Nghị quyết của Đảng thành hiện thực của cuộc sống, phù hợp với đặc điểm tình hình của giai đoạn cách mạng mới, việc kết hợp kinh tế với quốc phòng cần thực hiện theo hàng loạt những nội dung cơ bản thể hiện trên lĩnh vực kinh tế nói chung bao gồm các nội dung:
1. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong đổi mới hoạt động quản lý của Nhà nước.
4. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.
5. Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong hoạt động kinh tế đối ngoại.v.v..

Nỗ lực vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục


Có thể nói giáo dục Việt Nam thời gian qua có nhiều thành tựu góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực nước nhà. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải vượt qua những thách thức không nhỏ. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo đã nhận thấy những bất cập, hạn chế của ngành giáo dục cần phải khắc phục, đó là: Chương trình học có môn còn quá tải; phương pháp dạy học còn thiên về truyền thụ kiến thức nên chưa phát huy được tính tích cực của người học; việc kiểm tra, thi cử còn nặng về điểm số dẫn tới áp lực cho học sinh; giáo dục đại học chưa đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước…
Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm từng bước khắc phục những tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD&ĐT; xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống GD&ĐT. Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kỳ họp của Quốc hội đã góp ý, thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học hiện hành để sớm thông qua vào kỳ họp gần nhất. Động thái này của Quốc hội cũng không ngoài mục đích tạo ra “cú hích” mới, động lực mới thúc đẩy sự phát triển giáo dục nước nhà trong thời gian tới.
Giáo dục liên quan đến mọi người, mọi nhà và ảnh hưởng mật thiết đến sự ổn định, phát triển của quốc gia. Do vậy, khi nhìn nhận, đánh giá về giáo dục rất cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo ở mọi khía cạnh, đặt trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa những thành quả đổi mới đã đạt được và những sức ỳ, lực cản trong lộ trình đổi mới cần phải khắc phục. Không nên lấy một vài cái sai đơn lẻ trong hoạt động giáo dục hay những vấn đề đang còn tranh luận để phủ nhận những nỗ lực đổi mới giáo dục cũng như những thành quả giáo dục của Việt Nam trong những năm qua. Vì điều đó làm tổn thương đến tình cảm, niềm tin, tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm cao cả của hơn 1,2 triệu giáo viên, giảng viên và hàng vạn cán bộ quản lý giáo dục đang lặng thầm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”.
NVH./.

Những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn


Trong thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động và những phần tử cơ hội chính trị thường xoáy sâu vào những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, trong đó tham nhũng là vấn đề được chúng triệt để lợi dụng. Cả thế giới đã thừa nhận, tham nhũng là tệ nạn mang tính toàn cầu, tham nhũng xuất hiện và tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới, các nước dù đi theo chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) hay tư bản chủ nghĩa đều phải đối mặt với tệ nạn này, nguyên nhân dẫn đến tham nhũng không phải do chế độ chính trị hay do đảng phái nào nắm quyền lãnh đạo đất nước... Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động lại ra sức rêu rao rằng: “Chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham nhũng”; “do đảng cầm quyền độc đoán cai trị nên tình trạng tham nhũng xảy ra...”; “tham nhũng là sản phẩm tất yếu của chế độ công hữu tư liệu sản xuất, chuyên chế độc đảng”... Không chỉ vậy, họ còn cho rằng: Tham nhũng chỉ xuất hiện ở những nước đi theo con đường XHCN, “tham nhũng là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN ở Việt Nam”... Thực chất của giọng điệu ấy không gì khác là lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng để xuyên tạc, bịa đặt, nói xấu hòng làm suy giảm uy tín tiến tới mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Khi mà chúng ta chưa đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng hoặc đã làm nhưng kết quả chưa rõ nét thì họ cho rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái thành công vì Đảng cũng tham nhũng, suy thoái”... Khi Đảng và Nhà nước ta thể hiện quyết tâm chính trị, đẩy mạnh cuộc đấu tranh PCTN, kiên quyết xử lý hàng loạt cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, tiêu cực thì chúng lại tung ra những giọng điệu lạc lõng, dựng chuyện, xuyên tạc rằng thực chất cuộc đấu tranh PCTN ở Việt Nam hiện nay là “cuộc chiến thanh trừng phe phái trong nội bộ Đảng”, "là sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam". Đề cập đến câu hỏi làm thế nào để dẹp bỏ nạn tham nhũng ở Việt Nam, họ cho rằng: “Chỉ khi nào ở Việt Nam có chế độ đa đảng thì nạn tham nhũng mới có thể dẹp bỏ được”... Từ những thông tin cóp nhặt trên mạng xã hội, họ còn vẽ ra, dựng nên những câu chuyện nói rằng các phe nhóm nội bộ ở Trung ương và địa phương đang đấu đá nhau... Đặc biệt, họ thường suy diễn, chụp mũ, xuyên tạc những ý kiến chỉ đạo chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước... Những giọng điệu ấy không nhằm mục đích gì khác là xuyên tạc mục đích, ý nghĩa tốt đẹp của cuộc đấu tranh này; bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; chia rẽ nội bộ ta, gây phân tâm trong xã hội, làm giảm sút ý chí, quyết tâm PCTN và lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.
NVT./.

Nghiêm trị những kẻ phản động là việc làm cần thiết để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa


Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế, khu vực và sự ra đời của internet, MXH, nguy cơ những cuộc chiến tranh xâm lược bằng vũ trang cổ điển dường như giảm đi, thì nguy cơ mất chế độ xã hội từ những chiến lược “mềm”-chiến lược “diễn biến hòa bình” với thủ đoạn lợi dụng internet, MXH có xu hướng tăng lên. Ứng phó với cuộc chiến này, vũ khí của chúng ta không chỉ bằng công tác tư tưởng, chính trị, mà còn bằng pháp luật và các chế tài theo luật định.
Các thế lực thù địch trong và ngoài nước gần đây đã tăng cường hoạt động nhằm từng bước chuyển hóa chế độ xã hội ở Việt Nam sang con đường tư bản chủ nghĩa. Những vụ án liên quan đến tội “lợi dụng quyền tự do ngôn luận…” gần đây là một ví dụ. Chẳng hạn, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An xét xử sơ thẩm bị cáo Lê Đình Lượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (ngày 16-8-2018). Trước đó, vụ Trần Thị Nga (Hà Nam), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Đà Nẵng) cùng tội danh và cùng thủ đoạn sử dụng internet, MXH để tung tin xuyên tạc chế độ xã hội và Nhà nước Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 19-9-2018, TAND tỉnh Hòa Bình xét xử bị cáo Đào Quang Thực về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Những bản án nghiêm khắc cho các đối tượng chống phá chế độ nói trên để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân là cần thiết.
NVT./.

Thay đổi thể chế chính trị ở việt nam – ước mơ hão huyền của những kẻ phản động


Gần đây, trên trang mạng Danlambao, Nguyễn Xuân Nghĩa đã tung lên bài viết với tựa đề “Sẽ xảy ra”, phản ánh ước mơ về một cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Đây là ước mơ hão huyền của những kẻ “tâm đen”, “thiểu năng trí tuệ”, bởi lẽ: trong khi, tình hình thế giới và khu vực còn nhiều diễn biến phức tạp, các cuộc chiến tranh, ly khai, khủng bố, xung đột sắc tộc, các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị diễn ra ở nhiều nơi nhưng Việt Nam vẫn là một quốc gia hòa bình, ổn định và phát triển, các chính sách xã hội được bảo đảm, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, thiên tai, địch họa, Việt Nam đã vươn mình thoát khỏi thân phận một nước nghèo, trở thành “con hổ mới” về kinh tế của châu Á với tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29% trong 10 năm qua. Năm 2017 có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt gần 36 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2018, FDI rót vào Việt Nam đạt 24,35 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2017. Thử hỏi, nếu không có sự ổn định về chính trị – xã hội liệu chúng ta có thể huy động được những nguồn lực quý báu cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước? 
Là những người Việt Nam yêu nước, chúng ta luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự điều hành, quản lý của Nhà nước; luôn có niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính sức mạnh “lòng dân” ấy là nền tảng giữ vững ổn định về chính trị – xã hội của đất nước. Cho nên, Việt Nam không bao giờ “là kho thuốc súng”, và càng không có “một cuộc cách mạng để thay đổi thể chế chính trị” ở Việt Nam như những gì mà Nguyễn Xuân Nghĩa đã rêu ra, xuyên tạc./.
NVT./.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2018

NGUỒN GỐC CỦA BÈ NHÓM “DÂN CHỦ”



Cứ mỗi lần đất nước chúng ta có sự kiện dẫu vui hay buồn, dẫu to hay nhỏ thì một điều lạ thay nhóm kền kền “dân chủ” luôn cùng nhau có mặt và đồng loạt hò nhau cắn xé, moi móc và bắt đầu xuyên tạc bằng cách bịa đặt thêm bớt thông tin, vu khống người còn sống, đặt điều với người đã chết và đôi khi chúng còn “phát ngôn hộ người chết”, thậm chí còn học kiểu “ rạch mặt ăn vạ” của Chí Phèo và đôi khi trong lúc túng quẫn, bất trí ấy, không có ai để chửi, không có gì đển “săn tin” thì chúng chửi chính cả người sinh thành ra mình, chửi quê hương đất nước và chửi tất cả những gì có thể chửi vì chửi càng mạnh, chửi càng hăng thì càng có nhiều tiền, càng có thêm khoản “phí chửi” của bề trên cung cấp về.