Kết
hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề có tính quy luật chung, được hầu hết các
quốc gia trên thế giới nghiên cứu và áp dụng trong điều kiện khi đời sống nhân
loại còn tồn tại chế độ tư hữu, nhà nước và sự đối kháng giai cấp. Hoạt động
mang tính chủ động này của con người nảy sinh từ chính sự tồn tại mối quan hệ
khách quan giữa kinh tế với các lĩnh vực chính trị, chiến tranh, quốc phòng và
quân đội, cũng như từ yêu cầu thực tiễn phải giải quyết mối quan hệ giữa xây
dựng và bảo vệ đất nước ở mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh vừa là chủ
trương, đường lối, quan điểm, vừa là giải pháp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua mỗi thời kỳ, nhận thức và tổ chức thực hiện nội dung kết hợp đó đều được bổ
sung, phát triển phù hợp với yêu cầu mới.
Đây là chủ trương
chiến lược hết sức quan trọng, được thể hiện nhất quán và xuyên suốt trong các
văn kiện của Đảng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
(bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định: "Kết hợp chặt chẽ kinh
tế với QP-AN, QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và trên từng địa bàn”. Tiếp
đó, Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2011-2020) cũng chỉ rõ: "Gắn
kết quốc phòng với an ninh. Kết hợp chặt chẽ QP-AN với phát triển KT-XH trên
từng địa bàn lãnh thổ, trong công tác quy hoạch, kế hoạch và các chương trình,
dự án”. Trong Báo cáo Chính trị, Đảng ta tiếp tục xác định: "Kết
hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN; QP-AN với kinh tế trong từng
chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; chú trọng vùng sâu, vùng xa,
biên giới, biển đảo”. Đó là nhận thức xuyên suốt chiều dài lịch sử đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Sau thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, cả nước thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta
chủ trương thực hiện kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương đó được xác định là một nội dung trong đường lối xây
dựng và phát triển kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đã được
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12 năm 1976) thông qua,
được tổ chức chỉ đạo nhất quán và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng
thời kỳ lịch sử. Đến nay, việc thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc
phòng đã thu được những thành tựu quan trọng, tạo nên sự chuyển biến vững chắc
từ cả hai phía kinh tế và quốc phòng và niềm tin vào tính đúng đắn của chủ
trương đó của Đảng. Trên cơ sở tổng kết rút ra những bài học từ những kết quả
đạt được, các Đại hội V, VI, VII, VIII, IX X, XI và XII của Đảng, đã tái khẳng
định thực hiện chủ trương kết hợp kinh tế với quốc phòng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong điều kiện lịch sử mới.
Quán
triệt tinh thần Nghị quyết Hội nghị ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (khoá
IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, vấn đề thực hiện chủ
trương kết hợp kinh tế với quốc phòng – với tính
cách là một phương thức, một giải pháp chiến lược. Để biến những tư tưởng về
bảo vệ Tổ quốc trong Nghị quyết của Đảng thành hiện thực của cuộc sống, phù hợp
với đặc điểm tình hình của giai đoạn cách mạng mới, việc kết hợp kinh tế với
quốc phòng cần thực hiện theo hàng loạt những nội dung cơ bản thể hiện trên
lĩnh vực kinh tế nói chung bao gồm các nội dung:
1.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
2.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong đổi mới hoạt động quản lý của Nhà nước.
4.
Kết hợp kinh tế với quốc phòng trong xây dựng và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng
kinh tế- xã hội.
5. Kết hợp
kinh tế với quốc phòng trong hoạt động kinh tế đối ngoại.v.v..
Tích cực phát triển kinh tế nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
Trả lờiXóabài viết rất thực chất
Trả lờiXóa