Social Icons

Pages

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

GIÁO DỤC TẠO BƯỚC CHUYỂN BIẾN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG TÌNH HÌNH MỚI


Xây dựng, chỉnh đốn Ðảng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, bởi vì cách mạng nước ta luôn luôn vận động, phát triển, đặt ra yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng. 
Suy đến cùng thì những vấn đề đặt ra nêu trên được giải quyết tốt hay không phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. Vì vậy, phải đặt trọng tâm vào việc tạo nên bước chuyển biến cơ bản công tác cán bộ. Thực tiễn đã khẳng định, để tạo ra bước chuyển biến đó phải thực hiện tốt và đồng bộ các khâu: đánh giá; quy hoạch; luân chuyển; đào tạo, bồi dưỡng; bố trí, sử dụng cán bộ. 

ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC TỪ MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI GIỚI TRẺ.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin, truyền thông tạo ra sự kết nối, tương tác với nhau dễ dàng hơn, điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lợi dụng phát tán những video có ý đồ xấu lên mạng và qua mạng xã hội, nhằm gây ấn tượng, nổi tiếng, trục lợi như hiện tượng nổi lên gần đây nhất là Khá “bảnh”, Dương Minh Tuyền.
Thông qua các trang mạng xã hội, những nhân vật này đã gây ảnh hưởng xấu tới một số lượng lớn giới trẻ hiện nay, dấy lên phong trào thần tượng “giang hồ mạng”.
Theo tôi, không hẳn là giới trẻ không biết về các chuẩn mực đạo đức, các bạn vẫn được răn dạy từ phía gia đình, nhà trường, xã hội hàng ngày, nhưng vì sự nhận thức chưa đầy đủ về “hình mẫu” (còn gọi là thần tượng), một số bạn mất niềm tin vào các giá trị chuẩn mực từ gia đình, nhà trường cho đến xã hội, kết hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi đang trong thời kỳ “nổi loạn”, dễ bị ảnh hưởng, dễ bị lôi kéo, a dua, dẫn đến học theo, làm theo “giang hồ mạng”, mà các em lại cho đó là bản sắc cá nhân của mình.

LOẠN LŨ NGÁO



Thuở trời đất nổi cơn bão mạng
Lũ ngáo điên nhiễu loạn cũng nhiều
Thằng giang hồ ảo thích liều
Đốt xe, hút, chích, nói điều nhố nhăng!
Con thạc sỹ lai căng nổi hứng
Tụt quần trong cơn nứng văn chương
Thân phận cóc, nhái, ễnh ương
Khoe "đùm nhân cách" tha hương, loạn thần!
Bản thân nó mặc quần chưa chặt
Chồng khinh thường cạch mặt ly hôn
Rúc gầm trốn lẹ còn hơn
Lại còn mang nhúm trí khôn dạy đời???
Một con ngáo dở người trâng tráo
Ngộ văn chương bát nháo nửa mùa
Chặn ngay! Xử gấp cho chừa!
Kẻo loài nấm độc được mùa lây lan!!!


P/S: Vừa khử trùng xong thằng giang hồ ảo khá bảnh khiến bà con rất đồng thuận, phấn khởi. Lại mọc ra con ngáo Trần Thị Ái Liên. Một kẻ hơn 20 năm vất vưởng xứ người, thẩm thấu mớ văn hóa lai căng, bệnh họan, định mang thứ nhân cách tạp nham, quái gở, hỗn láo ra để dạy đời..
Đề nghị cơ quan chức năng và anh chị em MXH chung tay chặn ngay loài nấm độc lai căng. Không để chúng lây lan, truyền nhiễm...

Lính mũ nồi xanh Việt Nam – Những sứ giả hòa bình của Tổ quốc

Đúng 15 giờ ngày 30/9, chiếc máy bay vận tải quân sự C-17 của Không quân Australia hạ cánh và lăn bánh vào vị trí tiếp nhận hàng hóa ở Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Đây là chiếc máy bay sẽ đưa 63 chiến sĩ quân y của quân đội Việt Nam lên đường triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 trong lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Ngày 1/10/2018, chiếc C-17 cất cánh đưa họ tới đất nước Nam Sudan xa xôi.
“Trực chiến” trong màn
Cũng chỉ đúng một tuần sau khi đặt chân đến Nam Sudan, các chiến sĩ quân y Việt Nam đã hoàn thành toàn bộ công tác ổn định cuộc sống, lắp đặt trang thiết bị. Buổi tối ngày 7/10, khi tiếp nhận chùm chìa khóa cổng doanh trại từ tay những quân nhân Anh, những chiến sĩ mũ nồi xanh Việt Nam chính thức bước vào ca trực đầu tiên. Ca trực trong màn chống muỗi vì bệnh sốt rét ở Nam Sudan đặc biệt nguy hiểm…

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ LỢI DỤNG “QUYỀN TỰ DO HỘI HỌP” CHỐNG PHÁ VIỆT NAM

Quyền tự do hội họp là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và được bảo đảm thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, những năm qua, lợi dụng các sự kiện chính trị, xã hội phức tạp, nhạy cảm, các nhà đấu tranh khoác áo “dân chủ, nhân quyền” triệt để lợi dụng quyền này để xuyên tạc, kích động người dân biểu tình, bạo loạn nhằm tập dượt “cách mạng màu” chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Theo "Từ điển tiếng Việt", “hội họp” là “tề tựu đông đảo”, là “tập họp ở một nơi để bàn bạc”. Quyền tự do hội họp là một quyền cơ bản của con người được gặp gỡ, họp mặt để trao đổi, giao lưu, bàn công việc… Việc hội họp có thể mang tính chất gia đình, bạn bè; có thể là sinh hoạt của các tôn giáo, hoạt động của các hội đoàn để thảo luận, giải quyết công việc nội bộ các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. Đó cũng là quyền của công dân được gặp gỡ để thảo luận, góp ý kiến về các vấn đề chung của Nhà nước và xã hội.
Theo luật pháp quốc tế, quyền tự do hội họp luôn gắn chặt với quyền tự do ngôn luận và được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế. Điều 20, Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách hòa bình”. Quy định này tiếp tục được khẳng định tại Điều 11, Công ước châu Âu về nhân quyền năm 1950 và Điều 21, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR). Tuy nhiên, ICCPR cũng khẳng định, quyền tự do hội họp được giới hạn khi cần thiết vì lý do an ninh quốc gia, trật tự xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ quyền và tự do của người khác (Điều 21); không ai được phép lợi dụng quyền tự do hội họp để tuyên truyền cho chiến tranh, hằn thù dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, kích động phân biệt đối xử, tạo thù địch, bạo lực (Điều 20). Trong khuôn khổ pháp luật quốc gia, quyền tự do hội họp cũng được ghi nhận trong hiến pháp, pháp luật nhiều nước như: Luật Biểu tình (Đức), Luật về tuần hành, hội họp, biểu tình, diễu hành và tập trung (Nga), Hiến pháp Hoa Kỳ... Tuy nhiên, luật pháp quốc tế, pháp luật các quốc gia đều khẳng định, tự do hội họp là quyền có thể bị giới hạn trong những trường hợp nhất định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.

Nữ anh hùng Trần Thị Quang Mẫn giả trai đi đánh giặc

Trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, có lẽ bà là trường hợp duy nhất cải nam trang đi đánh giặc. Từ một cô gái xinh đẹp, da trắng, tóc đen dài, bà phơi nắng, cắt tóc như con trai, gào thét cho vỡ giọng để có tiếng nói được ồm ồm như đàn ông…
Sinh ra trong một gia đình khá giả ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, Trần Thị Quang Mẫn được ba má cho ra tỉnh học trường tư thục. Khi đó, không ưa người Pháp, bà ghét luôn ngôn ngữ của họ nên không tha thiết với việc học lắm. Học hết lớp Nhứt, bà và người em về quê làm ruộng. Bà thường ra đồng thả trâu, bò, bày trò chơi trận giả với đám con nít xung quanh. Tính tình khảng khái như con trai, bà mê đọc sách sử, mê Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trung Trực, Phan Bội Châu…
Bà được Nhà Nước phong tặng nhiều Huân chương và danh hiệu cao quý: Huân chương chiến công, Huân chương kháng chiến, Huân chương Độc lập… và Bà mẹ Việt Nam anh hùng trong đợt đầu tiên. Năm 1967, cùng với chị Út Tịch, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang.

Tháng 4/1967, bà được ra Hà Nội gặp Bác Hồ, được Bác ưu ái tặng cho bà khẩu súng K54 làm kỷ niệm. Cuộc đời bà đã được nhà văn Bùi Hiển viết thành quyển sách “Cuộc đời tôi”. Bà suy nghĩ đơn giản rằng: “Hồi đó đi đánh giặc để giải phóng đất nước, mong cho đồng bào mình được sống trong cảnh thanh bình. Giờ ước nguyện đã thành sự thật, so với nhiều người khác, tôi may mắn còn sống đến ngày hôm nay. Đối với tôi như vậy đã mãn nguyện lắm rồi”.