Tướng De Castries, sau khi thất bại trở về Pháp, đã trả lời trước Ủy ban Điều tra của Bộ Quốc phòng Pháp rằng: "Người ta có thể đánh bại một quân đội, chứ không thể đánh bại được một dân tộc".Còn tướng Marcel Bigeard - Bộ trưởng quốc phòng Pháp - nguyên là trung tá phó chỉ huy của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, sang thăm Việt Nam năm 1993, nhìn lại chiến trường cũ, đã có một câu: "Nếu tôi là người Việt Nam, tôi cũng sẽ trở thành Việt Minh".
Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019
Một đỉnh cao chói lọi của sự nghiệp giải phóng dân tộc
Những ngày tháng 5 lịch sử này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - một trong những đỉnh cao chói lọi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, một kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh...
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một bản anh hùng ca bất hủ bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc ta, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, từ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân và ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, của quân và dân ta.
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019
THI ĐUA LÀ YÊU NƯỚC, YÊU NƯỚC THÌ PHẢI THI ĐUA
Từ ngày 4 đến ngày 6/5/1962 tại Hà Nội diễn ra Đại hội liên hoan anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ ba. Về dự Đại hội có hơn một nghìn đại biểu tuyển lựa từ cơ sở thuộc đủ các ngành, các giới như: Công nghiệp, nông nghiệp, lực lượng vũ trang, lao động trí óc, văn nghệ sĩ, sinh viên, học sinh v.v...
Đại hội đã tuyên dương 4 đơn vị lá cờ đầu là: Nhà máy cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng), Hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong (Quảng Bình), Hợp tác xã thủ công nghiệp Thành Công (Thanh Hoá), Trường phổ thông cấp II Bắc Lí (Hà Nam), Phong trào ba nhất của quân đội và 45 Anh hùng lao động.
Giơ-ne-vơ điểm hẹn hòa bình ở Đông Dương
Ngày 4/5/1954, theo lời mời của chính phủ Liên Xô và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà do đồng chí Phạm Văn Đồng, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao làm trưởng đoàn đã đến Giơnevơ để bàn vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019
"30/4/1975 BẮC_NAM THU VỀ MỘT MỐI, NON SÔNG NỐI LIỀN MỘT DÃY".
Tháng 4, tháng của niềm vui thống nhất, tháng của những ngày đoàn tụ sau bao ngày chia cắt, tháng của niềm tự hào dân tộc từ 1975 đến nay. Nhưng với một số người thì đó là "ngày quốc hận", với cách xuyên tạc và so sánh vô căn cứ, lập luận kém lôgic của tác giả bài viết dưới đây cũng hiểu rằng Việt Tân đang rất thừa tiền nhưng thiếu chất xám. Sau đây là cách nhìn của cá nhân tôi về sự kiện 30/4/1975. Nhận định, thời cơ nối tiếp thời cơ, chiến dịch nối tiếp chiến dịch, quân ta thần tốc, táo bạo trên các mặt trận tiến đến giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước sau hơn 30 năm chiến tranh. Còn phía bên kia chiến tuyến họ đã nhận định, quá muộn để lật đổ tình thế ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch nổ ra, ta giành thắng lợi. Nhân dân vui mừng đoàn tụ và chính thức xóa sổ, đuổi cổ khỏi đất nước bọn lang sói và bè lũ kí sinh. Đó là những gì đã qua. Ta thừa nhận và thế giới nễ phục tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta. Năm nay, đã 43 năm nhưng phía bên kia vẫn ôm mối nhục. Xin hỏi nhục nào bằng nhục hai tay dân nước cho giặc, nhục nào bằng nhận lệnh nước ngoài giết hại đồng bào, nhục nào bằng nhìn quê hương bị chia cắt nhưng vẫn trơ mắt đứng nhìn. Hãy trả lời tôi đi fb Đô Thành Sài Gòn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)