Social Icons

Pages

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Mãi thực hiện lời thề bảo vệ Trường Sa của Đại tướng Lê Đức Anh

Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh đã vĩnh biệt nhân gian, song những lời huấn thị của ông về giữ gìn chủ quyền biển, đảo khi ông ra thăm cán bộ chiến sĩ Trường Sa tháng 5/1988 vẫn còn nguyên giá trị. Lời huấn thị ấy không chỉ là sự kế thừa mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta; mà còn là mệnh lệnh giao cho người lính Trường Sa giữ yên bờ cõi trong thời bình lặng yên tiếng súng...
Đó là “Tuyên ngôn về Trường Sa”

HOAN HÔ CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN

".. Của ta trời đất đêm ngày
Núi kia, đồi nọ, sông này của ta
Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tử địa, hai là tù binh
Hạ súng xuống rùng mình run rẩy
Nghe pháo ta lừng lẫy thét gầm!
Nghe trưa nay tháng năm, mùng bẩy
Trên đầu bay thác lửa hờn căm
Trông: Bốn mặt lũy hầm sụp đổ
Tướng quân bay lố nhố cờ hàng
Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng
Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên!.."

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA (07/5)


Ngày 07-5-1958: “Lý luận kết hợp với thực hành, học tập kết hợp với lao động”

Đó là lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ II, năm 1958. Lời dạy của Người đối với sinh viên Việt Nam diễn ra trong bối cảnh miền Bắc đang thực hiện Kế hoạch 3 năm lần thứ Hai (1958- 1960).
Cùng với các lĩnh vực khác, trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề mới trong thực tiễn đặt ra, đòi hỏi phải kịp thời chấn chỉnh, định hướng; Bác đã chỉ rõ: “Lao động trí óc mà không lao động chân tay, chỉ biết lý luận mà không thực hành thì cũng là tri thức có một nửa. Vì vậy, cho nên các cháu trong lúc học lý luận cũng phải kết hợp với thực hành”. Lời dạy của Người chỉ ra phương châm giáo dục đào tạo bao hàm cả lý luận và thực tiễn, lý thuyết với thực hành, Người xác định lao động là quyền, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân đối với Tổ quốc.

KHI LÒ ĐÃ NÓNG

Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị đề nghị kỷ luật.
Ông Vũ Văn Ninh có vi phạm trong quyết định chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Chiều 5/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông cáo kỳ họp thứ 35 tại Hà Nội (từ ngày 24 đến 26/4), do Chủ nhiệm Ủy ban Trần Cẩm Tú chủ trì.

BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI NÓI VỀ SỨC MẠNH CHÍNH TRỊ - TINH THẦN TRONG CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ Ở VIỆT NAM



1. Sức mạnh chính trị - tinh thần của Quân đội và nhân dân Việt Nam bắt nguồn từ cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ.
Tác giả Đavít Hôn bec stơn, trong cuốn Hồ, Nxb Random House - New York, xuất bản năm 1971 viết: “Người Pháp - sau này người Mỹ cũng vậy - không hề hiểu rõ cuộc chiến tranh và đối thủ của họ. Họ tiến hành một cuộc chiến tranh hạn chế chống một nước nhỏ hơn. Ngược lại, Việt Nam tiến hành một cuộc chiến tranh vì sống còn. Địch thủ của Pháp - cũng như của Mỹ 20 năm sau - là cả dân tộc Việt Nam” (1)
Trong cuốn “Đông Dương hấp hối” Tướng Nava đã thú nhận: “Cuộc chiến tranh Đông Dương không phải là một cuộc chiến tranh dân tộc. Đó là một cuộc viễn chinh thôn tính ở một nơi xa xôi, tiến hành với một quân đội chuyên nghiệp đơn độc, trong đó dân tộc ta không hiểu được ý nghĩa của nó đã hoàn toàn không tham dự..” (2).

TÌNH THẦY TRÒ VÀ QUYẾT ĐỊNH LỊCH SỬ

Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên đường chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Hồ Chủ tịch hỏi:
"Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?
Đại tướng trả lời: "Thưa Bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị".