Social Icons

Pages

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

HỒ CHÍ MINH TƯỢNG ĐÀI BẤT TỬ TRONG LÒNG NHÂN DÂN VÀ NHÂN LOẠI

Chiến lược Diễn biến hòa bình chống phá cách mạng Việt Nam trong thời gian qua đã được các thế lực thù địch tính toán và triển khai bằng hình thức, phương thức, thủ đoạn nham hiểm. Một trong những thủ đoạn của chúng là ra sức xuyên tạc thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng dẫu tìm mọi cách, lúc trắng trợn, lúc tinh vi, chúng nhất định không lừa dối được nhân dân Việt Nam và những người có lương tri trên toàn thế giới bởi ngay trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứa đựng sức mạnh và chân lý của thời đại, sức mạnh của nền văn hóa Việt Nam.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA 08/5/2019

“Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu. Chúng ta không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch”.
Trích trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 08 tháng 5 năm 1954 khen ngợi bộ đội, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào Tây Bắc đã chiến thắng vẻ vang ở Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 07 tháng 5 năm 1954 đã kết thúc hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp xâm lược đối với nước ta và cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới và trở thành chân lý của thời đại: “Một dân tộc dù nhỏ bé, nếu biết quyết tâm, đoàn kết chiến đấu và có một đường lối đúng thì có thể đánh bại được bất cứ tên đế quốc sừng sỏ nào”.

NHẬN DIỆN CÁC TÀ ĐẠO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

➡️➡️➡️ Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm, tạo điều kiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, trong đó có cả người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thế lực thù địch đã tìm cách hình thành, phát triển các tà đạo nhằm xâm phạm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm hình thành các lực lượng đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

TỪ CHỐI LÀM TỔNG BÍ THƯ, CHỌN CON ĐƯỜNG HY SINH.

Cuối tháng 4-1940, Đảng Cộng sản ở trong tình thế hiểm nghèo, khi chỉ duy nhất một ủy viên Ban chấp hành Trung ương còn hoạt động. Đó là Phan Đăng Lưu. Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ và tất cả các ủy viên khác đều đã rơi vào tay Pháp.
Với cương vị cao nhất trong Đảng còn lại lúc bấy giờ (thực chất thực hiện chức trách Tổng bí thư), Phan Đăng Lưu lên đường ra Bắc triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 7 (tháng 11-1940, tại Bắc Ninh), cùng với Xứ ủy Bắc Kỳ, tổ chức tái lập Ban chấp hành lâm thời. Tại hội nghị, Phan Đăng Lưu được đề cử làm Tổng bí thư. Ông từ chối: "Tình hình như thế này Trung ương nên ở ngoài Bắc, tôi trở về miền Nam, sớm muộn cũng sẽ bị địch bắt." Đề nghị chuyển Ban chấp hành ra Bắc của ông dựa trên thực tế kể từ năm 1930, Ban chấp hành đều bị bắt nếu đóng ở Sài Gòn. Trường Chinh sau đó làm Tổng bí thư.

ANH HÙNG LIỆT SĨ TÔ VĨNH DIỆN "QUÊN MÌNH CỨU PHÁO"

Anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928, quê quán xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, phải chịu bao cảnh áp bức bất công. Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, anh xung phong vào bộ đội.

Những thước phim màu quý về chiến dịch Điện Biên Phủ