Social Icons

Pages

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

HAI PHÚT XẠ KÍCH XUẤT THẦN CỦA ANH HÙNG PHI CÔNG LÂM VĂN ÍCH

Có lẽ chưa có một phi công nào trên thế giới có thể lập nên một kỷ lục kỳ diệu và phi thường như Đại tá, Anh hùng phi công Lâm Văn Lích (Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923): lái máy bay MIG 17 trong đêm tối trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, chưa đầy 2 phút đã bắn hạ hai máy bay AD-6 của Không lực Mỹ…
Ông không nằm trong top 16 phi công tài giỏi của Không quân Nhân dân Việt Nam được Không quân Hoa Kỳ xếp hạng “ách” (Ace), từng là nỗi kinh hoàng, khiếp sợ của những phi công thiện chiến của Mỹ tại những cuộc không chiến ở Việt Nam như: Nguyễn Văn Cốc, Trần Hanh, Phạm Ngọc Lan, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Đức Soát, Lê Thanh Đạo, Mai Văn Cường…

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Trưng bày Hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học của học viên và giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo năm học 2018-2019

Ngày 12/06/2019 Thư viện Trường Sĩ quan Chính trị tổ chức trưng bày:
"Hội nghị tổng kết nghiên cứu khoa học của học viên và giải thưởng tuổi trẻ sáng tạo năm học 2018 - 2019".

XIN ĐỪNG ĐỂ LÒNG YÊU NƯỚC BỊ LỢI DỤNG CHO MỤC ĐÍCH ĐEN TỐI

Cảnh giác với các thủ đoạn kích động biểu tình trong nước trước phát ngôn vu khống của Thủ tướng Lý Hiển Long
Gần 1 tuần nay cộng đồng mạng xã hội Việt Nam sôi sục lên án mạnh mẽ phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vu cáo rằng, trong cuộc chiến chống lại chế độ diệt chủng Khmer đỏ, Việt Nam đã “xâm lược” Campuchia.
Liền ngay sau đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã điện đàm với Singapore, đồng thời gửi công hàm đề nghị phía Singapore chỉnh sửa lời phát biểu trên. Chính thức lên tiếng về phát ngôn của ông Lý Hiển Long, Bộ trưởng Vivian Balakrishman mới đây khẳng định Singapore hết sức coi trọng mối quan hệ đối tác Chiến lược với Việt Nam; giải thích bối cảnh của phát biểu trên và mục đích của phát biểu không có ý xúc phạm Việt Nam và Campuchia.

NƠI ĐÃ GIỮ GÌN THI HÀI BÁC TỪ 1969 - 1975

Khi Hồ chủ tịch qua đời (2/9/1969), Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định chọn Khu căn cứ Đá Chông (K9) để xây dựng thêm công trình "Ngôi nhà kính", "Hầm ngầm" phục vụ nhiệm vụ giữ gìn thi hài Bác do nơi đây bảo đảm được các yếu tố: yên tĩnh, bí mật, thuận tiện giao thông. Nhà kính được các chuyên gia y tế Liên Xô sử dụng trong 6 năm chiến tranh (1969 - 1975) để thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam giữ gìn lâu dài thi thể Hồ chủ tịch.
Khu di tích Đá Chông K9 mật danh K9 được đổi thành K84. Khi Bác của chúng ta đi vào cõi vĩnh hằng, nơi đầu tiên ướp bảo quản thi hài Bác là Viện quân y 108, cơ sở đó gọi là K75 A. Hội trường Ba Đình nơi tổ chức lễ viếng Bác từ ngày 6 tới 9/9/1969 gọi là K75 B. Tới khi đưa Bác lên yên nghỉ ở Khu di tích Đá Chông thì gọi là K84 (tức là K75 + K9 = K84)

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Phê bình “việc” chứ không phê bình “người”

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ… Vì vậy, phê bình cũng như tự phê bình phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt” và “ phê bình việc làm, chứ không phê bình người”. Tuy nhiên đâu đó ở một số nơi, một số chi bộ việc quán triệt lời dạy của Người gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chưa thực sự sâu sát và đúng đắn. Bên cạnh phê bình đúng “người”, đúng “việc”; thì một số người lợi dụng hạn chế, khuyết điểm của người khác để công kích, nói xấu, không tập trung phê bình “việc làm sai” mà đã vội quy chụp đánh giá bản chất, động cơ, bản lĩnh lập trường của họ; điều này không chỉ gây ra tình trạng mất đoàn kết, mất dân chủ trong tổ chức đảng, ảnh hưởng đén kết quả đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng, mà còn ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm trạng, quyết tâm phấn đấu, nhất là “đảng viên trẻ” khi họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện nhiệm vụ, trong giải quyết mối quan hệ với các đảng viên “lớn tuổi”.

KỶ NIỆM 108 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

Cách đây 108 năm tại Bến cảng Nhà Rồng (05/6/1911 _ 05/06/2019) Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Lúc ấy Bác Hồ 21 tuổi, mang tên Nguyễn Tất Thành, Người lên trên một chuyến tàu của Pháp, lấy bí danh Văn Ba. Tại đây, chàng thanh niên Văn Ba làm rất nhiều nghề...