Giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt
đòi hỏi cả 2 kỹ năng: nói và lắng nghe. Lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ
giúp bạn có thêm lợi thế và giành thêm thiện cảm của đồng nghiệp, cấp trên,
khách hàng…Hơn nữa, biết lắng nghe - điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải
ai cũng có thể làm được vì vậy mỗi người trong chúng ta phải rèn luyện cho mình
cách lắng nghe người khác, lắng nghe người khác cũng là một cách để nâng cao
giá trị của mình. Người ta thường nói” Nói là bạc, im lặng là vàng”, theo tôi nên đổi lại thành “ Nói là bạc, lắng
nghe là vàng” thì hay hơn!
Vậy thế nào là lắng nghe?
Để hiểu rõ khái niệm, bạn hãy làm bài tập sau đây: Nhắm mắt
lại 1 phút. Bạn nghe được gì? Những gì bạn nghe được là đó gọi là nghe thấy.
Nghe thấy là quá trình sóng âm đập vào màng nhĩ và chuyển lên não. Nghe thấy là
quá trình hoàn toàn tự nhiên từ khi bạn sinh ra đã như vậy rồi. Lúc bạn ngủ thì
quá trình đó vẫn xảy ra.
Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trong trong nghệ
thuật giao tiếp
Bây giờ bạn hãy làm bài tập thứ hai: Nhắm mắt lại và cố nghe
xem người ở phòng bên cạnh đang nói gì? Đây chính là quá trình lắng nghe. Quá
trình này nối tiếp ngay sau quá trình nghe thấy. Nó biến đổi sóng âm thanh
thành ngữ nghĩa. Quá trình này cần sự tập trung và chú ý rất cao.
Như vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã
sóng âm thanh thành ngữ nghĩa.
"Ba tuổi đủ để học nói nhưng cả cuộc đời không đủ để
biết lắng nghe". Có miệng không có nghĩa là biết nói. Có mắt không có
nghĩa là biết đọc. Có tay không có nghĩa là biết viết. Vậy có tai đâu có nghĩa
là biết lắng nghe. Ta được học nói, học đọc, học viết rất nhiều. Vậy ta học
lắng nghe ở đâu và ai dạy ta? Một kỹ năng mà chiếm đến 53% thời gian giao tiếp
lại không được dạy. Từ bé ta được dạy nói, dạy đọc, dạy viết rất nhiều. Nhưng
lắng nghe ta chỉ được dạy vẻn vẹn có vài câu: "Con phải biết nghe lời bố
mẹ!", "Có nghe không thì bảo?!" Nhưng làm thế nào để nghe hiệu
quả thì không bao giờ được dạy.