Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

ÂM MƯU VÀ THỦ ĐOẠN ĐÊ HÈN CỦA NGUYỄN TIẾN DÂN TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI XIII


Như một vấn đề có tính quy luật là cứ mỗi khi đất nước sắp có những sự kiện trọng đại diễn ra, thì các thế lực thù địch, phản động lại điên cuồng chống phá Đảng, chống phá cách mạng nước bằng nhiều âm mưu thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, trước thềm Đại hội lần thứ XIII của Đảng, khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức chuẩn bị mọi mặt để tiến tới tổ chức sự kiện quan trọng này, thì các thế lực thù địch, chống cộng lại càng ráo riết gia tăng các hoạt động chống phá Đảng ta. Mới đây, trên trang danlambao Nguyễn Tiến Dân lại đăng tải bài “Chính trường Việt Nam sẽ ra sao, khi khuyết Trọng?”. Toàn bộ nội dung bài báo đã thể hiện rõ tâm địa xấu xa của kẻ thù địch, phản động đang cố gắng gượng để chống phá công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại Hội XIII của Đảng. Vẫn những thủ đoạn bới móc, xuyên tạc đời tư, bôi nhọ thanh danh, uy tín của các lãnh tụ của Đảng, Nguyễn Tiến Dân tiếp tục diễn lại những chiêu trò đã cũ rích mà bất kỳ một người cộng sản hay một người dân lương thiện nào chỉ cần đọc qua cũng hiểu rõ tâm địa xấu xa, phản động của Nguyễn Tiến Dân và đồng bọn của hắn. Vậy, sự thực thì sao:

NGUYỄN ĐÌNH CỐNG – SỰ HƯ HỎNG VỀ NHÂN CÁCH CỦA MỘT VỊ GIÁO SƯ


Quá bận việc, nay mới có dịp “dạo chơi” trên mạng để xem cộng đồng luận gì về thế sự. Nhưng hôm nay tôi quả là giật mình, khi đọc bài TRAO ĐỔI VỀ ĐẠI HỘI 13 CỦA ĐCSVN của Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nguyên là nhà giáo của Trường Đại học Xây dựng, một nhà khoa học khá nổi tiếng với những công trình khoa học về kết cấu xây dựng. Tôi biết đến ông Cống cũng rất tự nhiên, vì nhà tôi có chú em từng là sinh viên của Trường Đại học Xây dựng, thường nghiên cứu nhiều sách về chuyên ngành xây dựng, trong đó có những cuốn sách của ông.
Chuyện về xây dựng, thì tôi không thạo lắm, nhưng cũng kính nể Giáo sư Cống theo những lời khen ngợi của đám bạn thằng em tôi khi đọc sách về chuyên ngành xây dựng của thầy. Song quả thật, nếu thầy chuyên tu về ngành xây dựng thì đời sẽ vinh hiển, được nhiều người quý mến, tôn trọng hơn. Nhưng khi nói sang chuyện chính trị, thì tôi thấy ông Cống không còn đáng kính nữa. Bởi triết lý về sự nghiệp của cuộc đời, có lẽ ông Cống đã là Giáo sư thì không để phải “trò” dạy lại “thầy” cái chữ đã được đúc kết trong thành ngữ của người Việt ta rằng: “Một nghề thì sống, đống nghề thì chết”, hay “Nhất nghệ tinh nhất thân vinh”… Quả thật là bất kính khi phải đọc lại từng chữ này cho Giáo sư hiểu.
Nhưng ông Cống thứ lỗi cho, đời nó là vậy, bởi không ai có thể tự cho mình làm thầy của thiên hạ suốt cuộc đời; lúc này mình là thấy, còn lúc khác mình tất yếu là trò. Nếu đọc từng câu chữ trong bài viết trên của ông, thì thấy thật đáng tiếc cho ai đã giới thiệu cho ông vào Đảng, và cũng thật buồn phiền cho Đảng, Nhà nước, chế độ và nhân dân ta đã mất toi công “nuôi dưỡng ông từ lúc ấu thơ, chăm bẵm, bú mớm” cho ông nên người dưới mài trường xã hội chủ nghĩa, những mái trường mang tên các danh nhân, chí sĩ yêu nước nổi tiếng một thời như: Phan Bội Châu, Phan Đình Phùng, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và cả trường Đại học Xây dựng Khác-cốp ở Liên Xô nữa – một nhà nước xã hội chủ nghĩa chính hiệu của chủ nghĩa xã hội thời đó… Ông được ăn học, nuôi dạy đầy đủ, chẳng thiếu thứ gì, giữa cảnh bao người con đất Việt đến tuổi như ông lại phải xông pha ngoài trận tuyến theo tiếng gọi cứu nước của non sông, của Bác Hồ và của Đảng mà ra mặt trận, chiến đấu hy sinh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước hại dân… Vậy mà ông đòi bỏ ngôi nhà xã hội chủ nghĩa đó đi?!
Ông từ bỏ Đảng à? Đó là việc của ông. Không có ông thì còn bao nhiêu người khác nối tiếp cái sự nghiệp tự do, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội này, sự nghiệp đã được lớp lớp những người con thân yêu, cống hiến hy sinh quên mình cho Tổ quốc trước đây cũng như hiện nay bước tiếp. Mới vẻn vẹn có 31 năm tuổi Đảng, với một cuộc sống chẳng biết gì đến mùi thuốc súng của bão lừa chiến tranh, đau thương, hy sinh mất mát, hay một chút gian lao, khó nhọc nào của người công nhân trong nhà máy, của người nông dân trên đồng ruộng, mà ông đòi đối thoại với Đảng à? Ông lại giở chiêu kích tướng “Đảng không dám đối thoại” về Đại hội XIII! Ông có tư cách gì, nhân cách nào mà để Đảng đối thoại với ông, khi đòi Đảng phải thay tên đổi họ, đòi nước phải thay tên đổi hiệu.
Tiếc thay cho cái “thân già da cóc đến khắm khú” của ông như một học trò đã viết về ông. Ông đã không tránh khỏi vết xe đổ của mấy kẻ bất mãn chế độ, mấy tay dân chủ giả hiệu, bị lừa phỉnh mà phí phạm cuộc đời, tự sỉ vả, “phóng uế” vào công danh, sự nghiệp khó nhọc theo đuổi hoài bão ước mơ về những công trình xây dựng của mình… Nhưng cũng nhắc để ông biết, Đảng, Nhà nước, nhân dân cho ông ăn học để phụng sự Tổ quốc và nhân dân, xây nên những ngôi nhà của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của hạnh phúc ấm no cho dân, chứ không phải để xây nên mấy ngôi nhà hoang của những kẻ dân chủ giả hiệu, mà bản chất là phản dân, hại nước, lúc nào cũng tung ra và nêu lên những giọng điệu tự do ngôn luận, tự do báo chí, hay đòi từ bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, đòi từ bỏ độc đảng, thiết lập đa đảng… để lòe bịp ít người còn chưa có điều kiện học tập nâng cao nhận thức…
Cái hư hỏng của ông Cống, không phải ở các tri thức khoa học về kết cấu xây dựng, mà là ở cái sự hư hỏng về kết cấu nhân cách làm người, cách ứng xử với con người, chế độ, nhà nước và nhân dân đã nuôi dưỡng ông thành tài, thành danh. Đó còn là cái hư hỏng của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, thay đổi lập trường quan điểm, từ kẻ bất mãn, trở thành kẻ trở cờ, phản bội lại sự nghiệp của Đảng, lợi ích của nhân dân, của dân tộc, khiến cho băng hoại cái nhân cách của người thầy, của một nhà khoa học.
Nhà hỏng có thể xây lại được, có đúng không Giáo sư kết cấu xây dựng Nguyễn Đình Cống? Nhưng sự hư hỏng về nhân cách thì liệu có công trình khoa học nào của ông có thể ứng dụng sửa chữa được? Theo tôi, chỉ có cuộc đời mới dạy được cho cách sửa chữa. Con đường chân chính nhất là phải quay trở về với tiếng gọi phục vụ sự nghiệp vĩ đại của nhân dân ta trên con đường tiến lên xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.

VẠCH TRẦN LUẬN ĐIỆU LỪA GẠT CỦA LÊ HỮU KHÓA


Trên trang mạng xã hội (Danlambao), Lê Hữu Khóa đã có bài viết với tiêu đề “Yêu nước Việt để thương giống nòi Việt”, với luận điệu hết sức độc địa, bịa đặt – giả danh đánh vào lòng yêu nước, thương nòi của nhân dân ta, Lê Hữu Khóa đã ngầm phê phán vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.
Một lần nữa xin khẳng định dứt khoát rằng ở Việt Nam “đa nguyên, đa đảng” không phải là yếu tố đảm bảo dân chủ đích thực cho nhân dân Việt Nam, bởi vì:
Thứ nhất, không có một giá trị “dân chủ” chung cho mọi loại hình tổ chức xã hội, nhà nước. Sự ra đời của một thể chế hay một đảng đều gắn với những điều kiện lịch sử nhất định. Bất cứ một xã hội nào mà lực lượng cầm quyền, nhà nước tôn trọng nhân dân, chăm lo cho nhân dân, coi nhân dân là gốc, là chủ thể của quyền lực và bảo đảm quyền lực thực tế của nhân dân thì xã hội đó có dân chủ thực sự.
Thứ hai, ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến dân chủ. Điều này được thể hiện ngay trong Cương lĩnh, đương lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong Cương lĩnh của Đảng, Hiến pháp của Việt Nam đều thể hiện rõ “mọi quyền lực thuộc về nhân dân”, nhân dân lao động là người làm chủ đất nước. Dân chủ là thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài của Đảng, của nhân dân ta và ngày càng hoàn thiện, phát triển. Thành quả cách mạng gần 75 năm qua của Việt Nam đã khẳng định bản chất dân chủ của chế độ xã hội, xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng
Thứ ba, thực tiễn lịch sử nước ta cho thấy, đã từng tồn tại nhiều đảng phái chính trị, song không một đảng phái nào có đủ năng lực để định hướng chính trị của dân tộc và giải quyết những vấn đề của cách mạng ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong hơn 80 năm đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, hàng chục cuộc đấu tranh vũ trang oanh liệt của nhân dân Việt Nam nổ ra nhưng vẫn không giành được thắng lợi. Nhưng, với đường lối và phương pháp đúng đắn đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Điều đó cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân giành và giữ vững nền độc lập, mang lại đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc và mang lại quyền làm chủ thực sự cho nhân dân Việt Nam. Đảng luôn phát huy trí tuệ của toàn dân tộc, không cấm ai cống hiến trí tuệ, sức lực của mình đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, nhưng cũng không thể để thế lực nào lợi dụng dân chủ để phủ nhận thành quả của cách mạng, đi ngược lại lợi ích dân tộc và  nguyện vọng của nhân dân ta.
Để có được nền dân chủ thực sự như hiện nay, nhân dân ta đã anh dũng đấu tranh gian khổ và biết bao xương máu của các thế hệ đã đổ xuống để có được cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc như hôm nay. Như vậy, nếu thực hiện theo Lê Hữu Khóa tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng làm mất ổn định chính trị-xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã dày công vun đắp. Thực tiễn một số nơi thế giới đã cho thấy đều đó.
Rõ ràng những luận điệu của Lê Hữu Khóa là sự lừa gạt những người nhẹ dạ, cả tin, là thủ đoạn thâm độc, là âm mưu chống phá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Được một số tổ chức phản động xúi giục, được các thế lực thù địch nuôi dưỡng, bố thí y đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Vì vậy chúng ta cần hết sức cảnh giác, vạch trần bộ mặt thật của Lê Hữu Khóa và đồng bọn./.

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC VAI TRÒ LÃNH ĐẠO NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Trong thời gian qua, nhằm mục tiêu xóa bỏ vai trò, sứ mệnh lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá bằng việc đưa ra nhiều luận điểm phi lý, trong đó điển hình là nhân vật trung nguyễn, đối tượng này cho rằng: “ở các nước dân chủ, đa nguyên, đa đảng cầm quyền không thực hiện được lời hứa với dân thì ngay lập tức họ bị cử tri trừng phạt và bầu cho đảng khác lên nắm quyền”, “đó cũng là lý do mà giới lãnh đạo đảng công sản rất ghét đa nguyên đa đảng” và y cho rằng, “đảng cộng sản không phải chịu trách nhiệm chính trị”. Thực tế có phải như vậy?
Thứ nhất, vấn đề đa nguyên, đa đảng mà trung nguyễn đề cập chỉ là một điệp khúc cũ rích, lỗi thời, là cái cớ “dân chủ” nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở việt nam.
Thực tế cho thấy, dân chủ không phụ thuộc vào một đảng hay đa đảng. Trên thế giới có nhiều nước theo chế độ đa đảng chính trị, nhưng bản chất vẫn chỉ là một đảng giữ vai trò lãnh đạo đất nước và bảo vệ cho quyền lợi của giai cấp mình. Chẳng hạn như mỹ – là một quốc gia thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng, nhưng thực tế chỉ có hai đảng lớn: là đảng dân chủ và cộng hòa thay nhau lãnh đạo đất nước, song cả hai đảng này đều là đảng của giai cấp tư sản, đại diện cho quyền lợi và lợi ích của giai cấp tư sản. Điều đó chứng tỏ, dân chủ không phụ thuộc vào cơ chế một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào bản chất và mục đích của đảng cầm quyền. Vậy thì, đa nguyên, đa đảng ở đây có thực sự dân chủ hay không?
Ở việt nam hiện nay, mặc dù một đảng lãnh đạo nhưng không hề triệt tiêu dân chủ. Bởi vì, đảng cộng sản việt nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc; lợi ích của đảng không nằm ngoài lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích của đảng cộng sản việt nam là xây dựng nước việt nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, không còn người bóc lột người, đó cũng là ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Điều đó cho thấy những gì mà trung nguyễn nêu ra là hoàn toàn bịa đặt.
Thứ hai, “đảng cộng sản việt nam không phải chịu trách nhiệm chính trị” là luận điểm phản khoa học, không hiểu hoặc cố tình không hiểu, thiếu hiểu biết của trung nguyễn. Đảng cộng sản việt nam đóng vai trò là lực lượng chính trị lãnh đạo xã hội mang tính quy luật phù hợp với sự ra đời của đảng cộng sản việt nam là sự lựa chọn của cách mạng việt nam thông qua quá trình sàng lọc khách quan đúng đắn. Cũng chính sự lựa chọn khách quan này càng thể hiện trách nhiệm chính trị cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất vinh quang của đảng cộng sản việt nam.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đảng cộng sản việt nam luôn thực hiện đúng vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của mình, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, luôn chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình, các tổ chức của đảng và đảng viên đảng cộng sản việt nam hoạt động trong khuân khổ hiến pháp và pháp luật, mọi đảng viên của đảng dù giữ bất kỳ cương vị nào, cao hay thấp, nếu vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật của nhà nước. Như vậy, có thể khẳng định, luận điệu đảng cộng sản việt nam không phải chịu trách nhiệm chính trị là hoàn toàn phi lý, bịa đặt, phản động.
Tóm lại, chiêu bài “đa nguyên, đa đảng” – là một luận điệu đã lỗi thời, phản động, điệp khúc nhai lại vì không còn cớ nào khác của các trung nguyễn, còn luận điểm đảng cộng sản không phải chịu trách nhiệm chính trị là một luận điểm phi lý và thiển cận, thiếu hiểu biết, mà thực chất là cố tình biện luận để có cớ chống phá, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam. Qua những vấn đề trên, chúng ta càng khẳng định, chỉ có sự lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản việt nam dựa trên nền tảng học thuyết mác – lênin, tư tưởng hồ chí minh là bảo đảm không gì thay thế được cho thắng lợi cuối cùng của chủ nghĩa xã hội ở việt nam. Mọi sự tìm kiếm nào khác chỉ là mất phương hướng chính trị giai cấp, mơ hồ bản chất giai cấp của chế độ xã hội chủ nghĩa và tự mình từ bỏ chủ nghĩa xã hội.

IM LẶNG KHÔNG CÓ NGHĨA KHÔNG HÀNH ĐỘNG


Trên các trang “lề trái” và mạng xã hội đang “nóng” tình hình trên biển đông. Họ phê phán sự im lặng của việt nam: “…không lên tiếng “quan ngại” như mọi lần”, làm cho “chức năng định hướng thông tin của báo chí lề phải bị “tê liệt”.
Cần thấy rằng, quan điểm nhất quán của Việt Nam trong giải quyết vấn đề bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, phải căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vào Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) tiến tới COC. Quá trình giải quyết vấn đề bất đồng phải ưu tiên cho hòa bình, ổn định trên Biển Đông và trên đất liền để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân. Vì vậy, nếu có “kiểm soát thông tin” là để thực hiện mục tiêu đó. Nhưng “kiểm soát thông tin” (như họ nói) là một chuyện, trên thực địa lại là một chuyện khác, nên không đánh đồng hai chuyện này với nhau được, để cho rằng, Việt Nam không hành động gì để bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.
Đúng vậy, ngày 16/7, người phát ngôn Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề, đấu tranh yêu cầu tôn trọng vùng biển Việt Nam, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên vùng biển của mình, không có hành động làm phức tạp tình hình”. “Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam đã và đang thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”./.

HỒ CHÍ MINH - TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG MẪU MỰC.


Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về đạo đức cách mạng: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thực sự là công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị.
Người là tấm gương tiêu biểu cho lối sống giản dị và khiêm tốn, trung thực và trong sáng, bao dung và độ lượng... Đó là những phẩm chất cao quý, tượng trưng cho những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí và nhân cách của người Việt Nam. Không chỉ nhân dân Việt Nam mà loài người tiến bộ trên thế giới cũng luôn dành sự kính trọng đặc biệt, tôn vinh Người là Danh nhân văn hóa, là Anh hùng giải phóng dân tộc, là chiến sĩ cộng sản xuất sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Những giá trị to lớn trong tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đã được cả dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ thừa nhận. Người là tấm gương mẫu mực về thực hành tiết kiệm, giữ liêm chính, trong sạch trở thành phong cách riêng của Người ở mọi lúc, mọi nơi; từ cách ăn, mặc, sinh hoạt đến ngôi nhà sàn mộc mạc, đơn sơ... đã nói lên điều đó. Người đã hiến dâng trọn đời vì dân, vì nước, không màng công danh, không ham chức tước, không tham quyền lực. Đó là điều không thể phủ nhận! Thế nhưng, vẫn có những kẻ nhẫn tâm xuyên tạc phẩm chất, nhân cách cao đẹp của Người.
Hồ Chí Minh là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, nhưng Người luôn gần gũi với mọi người, nhất là với nhân dân lao động. Ở Người, sự vĩ đại và cao cả được thể hiện thông qua những điều hết sức đời thường và giản dị. Sự giản dị của Hồ Chí Minh không chỉ là biểu hiện của đạo đức, lối sống mà còn là phong cách quần chúng, trọng dân và vì dân. Đó là một sự giản dị không một chút gắng gượng, mà được tỏa ra từ tấm lòng nhân hậu, chân thành, khiêm tốn của một con người đã vượt qua bão tố của đời thường để đạt tới độ thuần phác của tự nhiên. Sự giản dị của Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng mang tầm giá trị văn hóa, nhưng lại rất gần gũi với cuộc sống của nhân dân, khiến ai cũng có thể học tập và noi theo.
Thực tế, kể từ khi Đảng ta tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đến nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội, tạo chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của cán bộ, đảng viên. Trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, với nhiều hành động, việc làm có ý nghĩa thiết thực; nhiều đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên gương mẫu, đi đầu trong học tập và làm theo Bác, thực hiện tác phong công tác gần dân, tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân... Học tập và làm theo Bác đã hướng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân đến những giá trị chân, thiện, mỹ.
Không chỉ có sức lan tỏa mạnh mẽ, được nhân dân Việt Nam ngưỡng mộ và kính trọng, Hồ Chí Minh còn là người có sức hút lạ thường, chiếm được trái tim và khối óc của nhiều nhà hoạt động chính trị, nhà nghiên cứu trên thế giới. Ông Mark Delphin, nguyên Chủ tịch Ủy ban Việt Nam của Cộng hòa dân chủ Đức từng nói: “Tôi đã đi nhiều nước, đã gặp nhiều nhân vật chính trị trên thế giới, kể cả châu Âu, châu Á, nhưng tôi chưa thấy ai đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa chủ nghĩa nhân đạo và tầm cao chính trị, giữa đức tính giản dị, khiêm tốn và sự hiểu biết sâu rộng, giữa tình cảm ấm áp và nghị lực phi thường đến mức tuyệt vời như Bác Hồ”. Thượng nghị sĩ Mỹ Edward Kennedy đã thừa nhận: “Dù chúng ta nghĩ thế nào về ông Hồ Chí Minh và biết rằng ông là người cộng sản kiên cường tận tụy, chúng ta cũng cần phải công nhận rằng ông trước hết là một nhà yêu nước”. Một nhà khoa học Ba Lan cũng tự hỏi: Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại được người Việt Nam yêu mến đến thế và liệu trong trường hợp này sự sùng bái cá nhân có đóng vai trò nào đó hay không? Sau khi tìm hiểu, phân tích tính cách và hoạt động của Hồ Chí Minh, chính nhà khoa học này đã tự trả lời, khẳng định rằng: Không! Người đã và vẫn là nhà lãnh đạo sáng suốt của dân tộc, người thầy tận tụy và người bạn của mỗi người dân Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của dân tộc Việt Nam và tiến trình lịch sử nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng ngời về sự cống hiến to lớn vào sự nghiệp chung giải phóng con người, giải phóng giai cấp. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam” chính là để ghi nhận những cống hiến to lớn của Người cho hòa bình, độc lập dân tộc, tình hữu nghị và sự phát triển các quan hệ văn hóa theo lý tưởng nhân văn của thời đại. Điều này một lần nữa khẳng định, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người là những giá trị mang tầm vóc thời đại, được nhân loại ca ngợi và tôn vinh.