Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ CAO BẢN CHẤT CHẾ ĐỘ XÃ HỘI VÀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM


Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội vẫn có những cái nhìn phiến diện, những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt về thành tựu của cách mạng, nhất là trong công tác đối ngoại và về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhưng việc chúng ta được bầu với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193), trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) một lần nữa khẳng định khả năng, tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, sự kiện quan trọng ấy còn là minh chứng hùng hồn phản bác mọi giọng điệu đang cố tình xuyên tạc đường lối, phủ nhận thành tựu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Kết quả bầu cử tại Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ công bố tối 7-6 cho thấy, cộng đồng quốc tế đánh giá cao bản chất chế độ xã hội và vị thế chính trị của Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho HĐBA tại LHQ. Nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ.
Cách đây hơn 4 thập kỷ, ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. Kể từ đó, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của tổ chức chính trị đa phương lớn nhất hành tinh này. Những đóng góp của Việt Nam là toàn diện, đặc biệt là trên 3 trụ cột: Hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội; quyền con người. Những kết quả hoạt động trên 3 lĩnh vực này không chỉ thể hiện ở những đóng góp của Việt Nam tại LHQ mà còn ở việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội tại Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước lạc hậu, đất nước lại bị chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình của thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587USD, tăng 198USD so với năm 2017... Mức sống người dân không ngừng được nâng cao, không phải quốc gia nào lâm vào hoàn cảnh như Việt Nam cũng có được kết quả như vậy.
Trong dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Cũng trong dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội (ngày 26-2-2019) Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra thêm một nhận xét: “Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất”.
Là thành viên có trách nhiệm của LHQ, Việt Nam đã đi đầu trong thực hiện chiến lược của LHQ, trong đó có mục tiêu thiên niên kỷ (MDG). Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành MDG về xóa nghèo. Như vậy, Việt Nam đã về đích mục tiêu này trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).
Xóa đói, giảm nghèo luôn là một nhiệm vụ chính trị lớn được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%-4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm mạnh...”.
Về đường lối đối ngoại, an ninh, quốc phòng, quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam là nhất quán và có nguyên tắc. Đó là: (1) Đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết; (2) Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển; (3) Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) xác định rõ mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo và nội dung, giải pháp để thực hiện chiến lược trong tình hình mới. Trong chiến lược nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền biển, đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, vừa kiên trì, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vừa giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát triển.
Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ trong bối cảnh châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Về mặt địa chính trị, Việt Nam và Biển Đông có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tuyến đường bộ đi từ các quốc gia phương Bắc xuống các quốc gia Đông Nam Á-một thị trường lớn, giàu tài nguyên, đang phát triển mạnh mẽ; đó cũng là tuyến đường biển thuận lợi nhất cho các quốc gia đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Việt Nam, với vị trí địa chính trị và địa chiến lược cả trên đất liền, trên biển đảo... luôn là một địa bàn quan tâm của nhiều nước lớn.
Với vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của LHQ mà còn trong xử lý những vấn đề chính trị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề chủ quyền biển, đảo và đường hàng không, hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Vị trí này còn giúp Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Liên quan đến những vấn đề địa chính trị của Việt Nam và Biển Đông với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, TS Alexey Muraviev, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Úc), một nhà nghiên cứu về khu vực, cho rằng: “Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn”.
Về việc Việt Nam tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Đội công binh Việt Nam gồm 290 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị về tổ chức biên chế, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và sẵn sàng tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ từ năm 2020”.
Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại là một chủ đề của Hội nghị Trung ương 10, khóa XII. Tại phiên bế mạc (ngày 18-5), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, cần quan tâm đặc biệt, coi bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.” Một trong những mục tiêu của chiến lược an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới là tiếp tục nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, thực hiện tốt nhất vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ LIÊM KHIẾT


Tuy không trực tiếp đề cập đến việc xây dựng “Chính phủ liêm chính” như hiện nay nhưng trong quá trình xây dựng nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến khá nhiều về việc xây dựng Chính phủ liêm khiết, phục vụ nhân dân. Điều đó được nổi bật và quy tụ ở quan niệm: Chính trị là đoàn kết và thanh khiết, thanh khiết từ việc to đến nhỏ. Đó thực sự là một nền chính trị trong sạch, lấy dân làm gốc, chính trị thân dân, chính tâm, chính trị nhân nghĩa. Ngày 31-10-1946, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Tuy trong nghị quyết không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”.
Để xây dựng Chính phủ liêm khiết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thiết kế, đưa ra một “mô hình” về Chính phủ địa phương – các Ủy ban dân làng, phủ: Phải chọn trong những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền hay một thế lực gì khác mà chui lọt vào các Ủy ban đó. Ủy ban dân làng sẽ làm những việc có lợi cho dân, không phạm vào công lý, vào tự do của dân chúng; thận trọng hết sức trong việc chi dùng công quỹ, không dám tùy ý tiêu tiền vào những việc xa phí như ăn uống. Những nhân viên Ủy ban sẽ không lợi dụng danh nghĩa Ủy ban để gây bè tìm cánh, đưa người “trong nhà trong họ” vào làm việc với mình. Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ hành động đúng tinh thần tự do dân chủ.
Một chính phủ liêm khiết phải là một chính phủ mà tất thảy mọi cán bộ, công chức phải liêm khiết, chính trực. Vì vậy, cán bộ, nhân viên nhà nước – những người trực tiếp thực thi các chủ trương, chính sách của nhà nước và tiếp xúc trực tiếp với nhân dân phải có trách nhiệm, có cái tâm trong sáng, không bòn rút của dân, không vụ lợi, vị kỷ và phải cải tạo lòng mình. Vì “Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội. Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”. Do đó, phải kiên quyết chống bằng được “giặc nội xâm”- giặc ở trong lòng mỗi con người. Đó là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt, lâu dài và gian khổ bằng nhiều hình thức phong phú gắn với những điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ… dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến… Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”. Những hành vi đó trái với đức liêm, những cán bộ đó là bất liêm nên cần phải đấu tranh như đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Bởi cuộc sống là một trường tranh đấu, cái đúng, cái sai, cái tốt, cái đẹp không dễ gì đạt được ngay một lúc, ngay trong trường hợp lý tưởng nhất, đã đạt được thì cũng không phải đương nhiên, tự nhiên tồn tại mãi mãi cho nên phải thường xuyên tự rèn luyện, tự tu dưỡng và thực hành chữ liêm.
Nhìn nhận về kết quả hoạt động của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thừa nhận rằng “Tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh liêm, song cái tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch”. Đây là lần đầu tiên trong chế độ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng hai chữ “nhũng lạm” với nghĩa lạm dụng quyền lực để tham nhũng. Người lạm dụng quyền lực thì trước hết phải là những người có quyền lực và đó chỉ có thể là những người làm việc trong các công sở, cán bộ các cơ quan, đoàn thể. Và quyền lực ở đây được đặt ngang hàng trong mối tương quan giữa cán bộ, công chức với nhân dân. Một tư duy mang sắc thái Hồ Chí Minh, đó là nhân dân, dù muốn tham nhũng cũng không thể, mà chỉ có thể tham ô. Còn cán bộ, người có quyền mới có điều kiện tham nhũng. Cán bộ có chức vụ càng cao càng có điều kiện tham nhũng lớn. Trong tác phẩm Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư” (lấy của công làm việc tư).

BẢN CHẤT “DÂN SỰ HÓA” QUÂN ĐỘI Ở CÁC NƯỚC TƯ SẢN


Dựa trên “học thuyết phân quyền tư sản”, những người có quyền lập pháp ở các nước tư sản đã ban hành vô số điều luật thiết tưởng sẽ chia tách được quyền lực của ba nhóm lập pháp, hành pháp và tư pháp đối với việc quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng. Ở đó, người ta “thực sự” tin rằng, nhờ chế định “dân sự quản lý quân sự” (dân quản quân) đã được ghi tạc, ban hành trong luật pháp thì “chắc chắn” việc của quân đội tất yếu là việc của phái dân sự thực hiện, chứ “dứt khoát” không phải là việc của đảng phái nào, phái quân sự nào! Tuy nhiên, trái ngược với những tư tưởng “tam quyền phân lập”, thực tiễn đời sống pháp luật tư sản cho thấy một nghịch lý với hoài niệm “tốt đẹp” về nó. Muôn vàn ví dụ về quản lý nhà nước đối với quốc phòng của Hoa Kỳ và nhiều nước trên thế giới cho thấy rõ điều này. Trên thực tế, dù luật pháp của Hoa Kỳ có chặt chẽ đến đâu thì các chính đảng vẫn can thiệp cả vào lập pháp, hành pháp và tư pháp đối với việc quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng. Hoa Kỳ đã trải qua 45 đời tổng thống, chỉ có tổng thống đầu tiên là G. Washington không thuộc đảng phái nào; còn 44 tổng thống khác đều là người đứng đầu hay đại diện cho các đảng phái khác nhau. Hầu hết các Tổng thống Hoa Kỳ đều nhất quán thực thi đường lối của đảng đã cử mình làm đại diện tranh cử. Ví dụ như, trong quá trình tranh cử, ông Đô-nan Trăm (ứng cử viên đại diện cho Đảng Cộng hòa) tuyên bố sẽ rút quân đội khỏi Trung Đông nếu trúng cử. Và giờ đây khi là tổng thống, Ông đã thực thi đường lối quân sự đó. Như vậy, tư tưởng, đường lối nhất quán của một chính đảng và một tổng thống đắc cử đã thực thi. Do đó, không có cái gọi là “dân quản quân”, mà thực chất là “đảng quản quân”.
Một vài ví dụ khác, năm 1950, Tổng thống Mỹ Truman chọn Thống tướng Lục quân G. Marshall mới nghỉ hưu được hơn 5 năm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Trong khi Luật An ninh quốc gia Mỹ năm 1947 quy định: “Bộ trưởng phải được chỉ định từ giới dân sự. Đối với cựu quân nhân Mỹ, họ chỉ có thể được đảm đương chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau 10 năm kể từ khi họ giải ngũ”. Mới đây, ông J. Mattis, Đại tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ, mới nghỉ hưu năm 2013 vẫn được Tổng thống Đô-nan Trăm đề cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Thượng viện phê chuẩn ngày 20-01-2017, trong khi luật pháp Hoa Kỳ năm 2008 quy định: “người rời khỏi quân đội ít nhất 7 năm mới được làm bộ trưởng quốc phòng” và “quá trình bổ nhiệm quan chức quân sự, chỉ đi một hướng từ dân sự sang quân sự, không có chiều ngược lại”. Điều trên cho thấy nguyên tắc “dân quản quân” đã không được thực hiện triệt để.
Nhiều nước trên thế giới, như: Nga, U-crai-na, Hàn Quốc, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia,… Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thường là quân nhân. Ở Nga, đến năm 2001 mới có ông S. B. I-va-nốp là người dân sự đầu tiên làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng đến năm 2012, Tổng thống V. Putin sử dụng lại người nhà binh, bổ nhiệm Đại tướng S. Sôigu làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Quyết định đó được các chuyên gia quân sự đánh giá cao, cho rằng, người đứng đầu quân đội phải nắm rõ việc quân sự, phải có uy với cấp dưới, khi cần quản lý nhà nước đã có cố vấn, thư ký hỗ trợ; nếu người dân sự làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thì sẽ khó thể hiện tính quyết đoán, nhất là giải quyết những vấn đề đột xuất, đòi hỏi quyết đoán nhanh trong điều kiện khó khăn, căng thẳng.
Có thể thấy, bản chất chế định pháp lý người đứng đầu quân đội (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) ở Mỹ và một số quốc gia khác không phải là quân nhân, mà là dân sự, đó không có nghĩa là “dân sự hóa” quân đội mà là sử dụng con người dân sự cụ thể để quản lý công việc quân sự. Tuy nhiên, chế định này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì vậy, quan điểm đòi “dân sự hóa” Quân đội ở Việt Nam, cho rằng “Quân đội chỉ phục tùng Hiến pháp, không phục tùng luật Đảng” chỉ là sự thiếu hiểu biết về tri thức pháp lý và quản lý nhà nước về quốc phòng của một số người mà thôi.

BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ NHỮNG "SAI LẦM" DÂN CHỦ - NHÂN QUYỀN


Chiến tranh Việt Nam (Theo cách gọi của Mỹ (chiến tranh Đông Dương lần 2), 10% dân số Đông Dương thiệt mạng (riêng Việt Nam là 2 triệu binh lính 2 miền, hơn 3 triệu dân thường), 70.000 lính Mỹ bỏ mạng (59.000 bị tiêu diệt và 11.000 do các lý do khác) - cả thế giới lên án, Mỹ thừa nhận đã sai lầm trong cuộc chiến tàn khốc này.
Chiến tranh Afghanistan, khoảng 100.000 người Afghanistan bị giết hại, hàng trăm nghìn người khác chết do nội chiến kéo dài, chính quyền Taliban bị lật đổ; hơn 2.200 lính Mỹ bỏ mạng.
Chiến tranh vùng Vịnh lần 1 và lần 2 (chiến tranh Iraq), do bom đạn Mỹ - Nato và hậu quả nội chiến sau đó, khoảng 7% dân số Iraq bị giết hại (trên 2 triệu người), Sadam Husein bị xử tử; gần 5.000 lính Mỹ bỏ mạng - một số đồng minh của Mỹ thừa nhận sai lầm, Mỹ tuyên bố "hoàn thành sứ mệnh".
Chiến tranh Lybia, 10% dân số Lybia bị giết hại (hơn 600.000), Gaddafi bị hành quyết dã man không qua xét xử; Đại sứ Mỹ cùng một số nhân viên sứ quán ở đây và một số binh lính bỏ mạng - một số quốc gia Nato thừa nhận sai lầm, Mỹ tuyên bố "hoàn thành sứ mệnh"..
Chiến tranh Syria: 10% dân số Syria bị giết hại (trên 2 triệu người), đất nước này bốc hơi 50% số dân do chạy tỵ nạn; Mỹ đòi "Adsad phải ra đi"; phía Mỹ không mất một binh sỹ nào ngoài một số chiến binh "tình nguyện" đánh thuê cho các bên, kể cả trong hàng ngũ IS - Mỹ và Nato đang tiếp tục đẩy mạnh sự can thiệp tại đây.
Tất cả các cuộc chiến nêu trên, Mỹ đều chơi trò "đánh hội đồng" với một lô một lốc chư hầu nhằm vào các quốc gia nhỏ yếu có chủ quyền.
Máu của người dân, tài nguyên của các quốc gia bị xâm lược, và cả máu của binh lính cùng tiền thuế của người dân Mỹ, dân các nước chư hầu đã được chuyển thành tiền vào túi các nhà tài phiệt!
Và Mỹ "sửa chữa sai lầm" bằng cách giảm số lính Mỹ chết, xúi dân các nước tự giết nhau bằng vũ khí của Mỹ!
Riêng cuộc chiến Đông Dương, Mỹ buộc phải bỏ của chạy lấy người vì "lỗ vốn" trước sức mạnh quật cường mang tên Việt Nam, đem lại khoảng thời gian hòa bình quý báu cho cả khu vực này. Còn toàn bộ vùng Trung Đông - Bắc Phi đến nay vẫn chìm trong khói lửa chiến tranh bạo tàn, khủng bố, bạo loạn, nghèo đói và chết chóc... Khủng khiếp nhất là tại Syria, Lybia, Iraq, Afghanistan không biết đến khi nào mới kết thúc...
Chỉ biết rằng, Mỹ đã có mặt "vững chắc" ở đây, để kiểm soát toàn bộ thuốc phiện từ Afghanistan, dầu lửa từ các nước trong khu vực và cả nguồn lợi từ "đầu tư tái thiết sau chiến tranh"! (theo tài liệu sau, cho đến 2015 Mỹ đã thu giữ 30 tỷ USD, 143 tấn vàng, một số lượng tương tự tấn bạc là tài sản của nhân dân Lybia từ Ngân hàng Nhà nước Lybia và các tài khoản của Chính phủ Lybia ở nước ngoài: http://www.globalresearch.ca/arab-spring-the-fall-o…/5544453. Số tiền và tài sản đó, sẽ không bao giờ dân Lybia được thấy nữa.
Còn đây là sắc lệnh 13.566 của Obama về việc "phong tỏa'' tài sản của Gaddafi và chính quyền Lybia, thực tế đều dành để chăm lo cho cuộc sống người dân Lybia như thiên đường trước khi xảy ra chiến tranh: https://www.whitehouse.gov/…/02/25/executive-order-13566-li…)
Sẽ không rõ đến bao giờ chúng lại tuyên bố: "chúng tôi đã sai lầm"?
Chỉ biết rằng, sai lầm lớn nhất lại xuất phát chính từ các quốc gia bị xâm lược, khi họ đã để cho con bạch tuộc "dân chủ, nhân quyền" phương Tây vươn vòi vào từng ngõ ngách đất nước mình!
(HMN)

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

CHỦ ĐỘNG NGĂN CHẶN SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TIÊU CỰC, TỆ NẠN XÃ HỘI TRONG THANH NIÊN QUÂN ĐỘI


Hoạt động đơn vị rất phong phú, muôn hình, muôn vẻ ngoài thời gian huấn luyện ở trên thao trường, bãi tập thì thời gian nhàn rỗi của chiến sĩ rất nhiều có những chiến sĩ biết sử dụng thời gian đó vào việc làm có hiệu quả tích cực như đọc lại bài học đã học, đọc tài liệu…Có những thanh niên không biết tận dụng thời gian đó vào việc có ích mà đang lãng phí thời gian đó và bị tiêm nhiễm bởi những tác động của tiêu cực, tệ nạn xã hội ở bên ngoài xã hội. Từ đó vi phạm kỷ luật vi phạm vào những chế độ quy định của đơn vị ảnh hưởng không nhỏ đến phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” mà lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta đã dày công vun đắp và xây dựng nên.

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CỦA CÁC TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG TRONG NHẬN DIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG, NGĂN CHẶN NGUY CƠ “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG


Hiện nay, các thế lực thù địch đang chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực và bằng mọi thủ đoạn vô cùng thâm độc, nham hiểm. Với chiến lược “Diễn biến hòa bình” chúng thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong gây mất ổn định, chia rẽ nội bộ bằng việc thực hiện đánh ngầm, đánh sâu, đánh hiểm trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức lối sống mọi chỗ, mọi nơi, nhằm tách mỗi cá nhân ra khỏi tập thể, làm thoái hóa biến chất đội ngũ cán bộ, đảng viên; làm mất lòng tin của dân với Đảng; thực hiện phi chính trị hóa quân đội, cổ vũ lối sống buông thả, tự do vô kỷ luật, từ đó gây mất ổn định nội bộ, tiến tới tự diễn biến làm đổ vỡ thể chế chính trị từ bên trong.