Social Icons

Pages

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2019

Đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động khủng bố, chống phá Việt Nam


Kích động tụ tập đông người để gây rối trật tự công cộng,tấn công lực lượng chức năng, phá hoại tài sản Nhà nước… đã trở thành “nghề” của các tổ chức mới chống phá Việt Nam "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời", “Triều đại Việt”. Nhưng tất cả những âm mưu, hành động, thủ đoạn của chúng đã sớm bị Cơ quan An ninh cùng các đơn vị Công an phát hiện, bắt giữ, đấu tranh ngăn chặn.
Những thành viên trong các tổ chức mới chống phá Việt Nam “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Triều đại Việt” đã móc nối, câu kết với những tổ chức khủng bố, phản động ở nước ngoài nhằm chống phá Nhà nước Việt Nam, gây mất ổn định trật tự xã hội. 
Để thực hiện âm mưu gây rối, phá hoại, khủng bố, những phần tử trong nước đã nhận chỉ thị, tiền từ  tổ chức nước ngoài. Nhưng tất cả các âm mưu, hành động, thủ đoạn của chúng đã sớm bị lực lượng Công an Việt Nam phát hiện, bắt giữ, đấu tranh ngăn chặn. 
Tuy vậy, trước diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa an ninh từ nhiều phía trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, nguy cơ khủng bố tại Việt Nam không ngừng gia tăng. 

CẢNH GIÁC TRƯỚC THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỂ CHỐNG PHÁ


Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, trong những năm qua, quyền của người dân tộc thiểu số (DTTS) luôn là một trong những vấn đề chiến lược được các thế lực thù địch triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản.

CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC GÂY NHIỄU LOẠN THÔNG TIN CỦA TRẦN QUỐC VIỆT


Gần đây, trên nhiều diễn đàn phản động xuất hiện bài viết Nếu ai cũng đứng bên lề thì quê hương… của Trần Quốc Việt. Với lời lẽ hàm hồ, nhảm nhí, Trần Quốc Việt muốn “theo gót” đồng đảng gây nhiễu loạn thông tin, hòng xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phá hoại cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân ta. Đây là “chiêu trò” quen thuộc của các phần tử cơ hội chính trị, phản động “nhân dịp” toàn Đảng, toàn dân ta đang gấp rút chuẩn bị tổ chức đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

GIÁO DỤC NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN THEO TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC VÀ PHONG CÁCH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY


Quán triệt sâu sắc những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là lời Người để lại trong bản Di chúc lịch sử: “Trước hết nói về Đảng” và yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư…, trong các văn kiện của Đảng, nhất là từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, yêu cầu về rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm.

GIÁO DỤC TĂNG CƯỜNG KỶ LUẬT GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG TỆ QUAN LIÊU THAM NHŨNG


Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là một vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội hiện nay. Những tệ nạn đó vừa vi phạm kỷ luật đảng, luật pháp của Nhà nước, vừa là những hành vi, vi phạm chuẩn mực đạo đức của người cán bộ đảng viên. Nhà nước đã ban hành pháp lệnh và phát triển thành luật phòng ngừa và chống tham nhũng, lập ra các cơ quan chống tham nhũng. Vì vậy, cần giáo dục phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu gắn với trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước của mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi cơ quan, đơn vị. 

VIỆT NAM LUÔN TÔN TRỌNG, ĐẢM BẢO TỰ DO TÔN GIÁO, TÍN NGƯỠNG


Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo và các loại hình tín ngưỡng. Đảng, Nhà nước ta ngay từ khi thành lập đã hiểu rõ nhu cầu tâm linh của người dân và coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của người dân. Xuyên suốt quá trình lịch sử của đất nước, quan điểm, chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng đã được Nhà nước cụ thể hóa trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật. Hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu to lớn, trong đó có lĩnh vực tôn giáo.
Từ chỗ chỉ có ba tổ chức tôn giáo được công nhận thì đến nay cả nước có 40 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp phép hoạt động. Hàng nghìn công trình tôn giáo, cơ sở thờ tự được xây mới, nâng cấp, sửa chữa. Các tổ chức tôn giáo đều có xuất bản báo, tạp chí, bản tin. Một số hoạt động kỷ niệm, đại hội, diễn đàn hội nghị tôn giáo được tổ chức với sự tham gia của đông đảo chức sắc, tín đồ và khách nước ngoài là minh chứng sinh động về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, đại bộ phận đồng bào có đạo, chức sắc trong các tôn giáo không chỉ đồng hành, ủng hộ Đảng, Nhà nước mà còn tích cực tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, góp phần xây dựng quê hương đất nước theo tinh thần “tốt đời đẹp đạo”.