Social Icons

Pages

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

HỒ CHÍ MINH - MỘT CON NGƯỜI VÌ NƯỚC VÌ DÂN


Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ cộng sản đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng con người khỏi áp bức, bất công. Trước lúc đi xa, Người đã để lại cho dân tộc ta, nhân dân ta một di sản vô cùng quý giá – Bản Di chúc thiêng liêng.
Trong Di chúc, điều làm nên giá trị tinh thần lớn lao và mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc là tư tưởng vì con người và giải phóng con người của Hồ Chí Minh. Mỗi lời căn dặn của Người trong Di chúc đều hàm chứa những tư tưởng nhân văn cao đẹp, tất cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền con người luôn gắn liền với độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì”(Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb.CTQG, Hà Nội, tập 4, tr.64).
Lúc sinh thời, Người luôn tâm niệm một ham muốn, là: “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb.CTQG, Hà Nội, tập 4, tr.64).
Trong Di chúc, Người dành cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội tình yêu thương bao la, sự quan tâm lớn lao cả về vật chất và tinh thần. Đối với thương binh “những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình”, Người căn dặn: “Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
“Đối với cha mẹ, vợ con của thương binh và liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ đói rét”. Với những người nông dân Việt Nam, Người dành sự cảm thông về những hy sinh, chịu đựng gian khổ của đồng bào qua hàng trăm năm bị phong kiến, thực dân đàn áp, bóc lột.
Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân “để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.
Đối với phụ nữ, Người yêu cầu: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”. Với đoàn viên và thanh niên: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên””. Theo Người: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
“Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu.., thì Nhà nước phải vừa giáo dục, vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”.
Ngay cả khi nói về việc riêng, trong Di chúc cũng toát lên tư tưởng “vì mọi người” của Hồ Chí Minh. Trước lúc ra đi “gặp cụ Các Mác, cụ Lênin”, Người vẫn chỉ nghĩ đến cuộc sống của nhân dân: “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Những lời căn dặn của Người đối với các tầng lớp nhân dân, đó là sự thấu hiểu, quan tâm sâu sắc, chăm lo chu đáo, bù đắp bằng những việc làm thiết thực đối với những con người phải gánh chịu mất mát, hy sinh trong chiến tranh.
Sự quan tâm của Người không chỉ về vật chất mà còn phải chăm lo bồi dưỡng và phát triển con người; không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ, cải thiện đời sống mà điều quan trọng là Đảng và Nhà nước phải tổ chức, tạo điều kiện cho nhân dân vươn lên làm chủ cuộc sống của mỗi người.
Theo Người, con người chỉ thực sự hạnh phúc khi được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, khi mỗi người dân tìm thấy niềm vui trong công việc và được sống bằng chính sức lao động của mình. Mong muốn của Người là mọi thành viên trong xã hội ai cũng được góp công sức vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc và ai cũng được hưởng thành quả của cách mạng đem lại.
Để những mong ước trên trở thành hiện thực, Người căn dặn Đảng và Nhà nước phải quan tâm “xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh”. Người chỉ ra những việc cần làm ngay sau khi chiến tranh kết thúc, như: “Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế. Phát triển công tác vệ sinh, y tế. Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập nửa ngày lao động”.
Đồng thời: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Có thể nói, bản Di chúc của Người là một chương trình toàn diện về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
Người cho rằng, đó “là một công việc cực kỳ to lớn, phức tạp và khó khăn”, là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước phải thực hiện sau chiến tranh. Vì vậy, Người căn dặn: “Chúng ta phải có kế hoạch sẵn sàng, rõ ràng, chu đáo để tránh bị động, thiếu sót và sai lầm” và “cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.
Theo Người, yếu tố quyết định để Đảng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ to lớn đó: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng”; “Phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng”.
Đặc biệt, Người dành sự quan tâm lớn đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Người luôn trăn trở, lo lắng về những nguy cơ của chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí... của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Người cho rằng, phòng chống những căn bệnh đó là điều kiện tiên quyết, cơ bản nhất để bảo đảm sự vững mạnh của Đảng và chế độ.
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50 năm qua, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo nhân dân ta làm tốt những điều căn dặn của Người. Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
Từ một nước nghèo, chậm phát triển, Việt Nam đã vươn lên nhóm nước đang phát triển, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh trong khu vực và thế giới. Các lĩnh văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển và đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao, tuổi thọ trung bình tăng, công tác xoá đói giảm nghèo đạt những thành tựu to lớn được thế giới đánh giá cao. An ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng nâng cao trên trường quốc tế. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng đã tạo được nhiều dấu ấn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng; không khí dân chủ trong Đảng và trong xã hội ngày càng được phát huy; sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên nhiều, tạo thế và lực mới cho đất nước tiếp tục trên đà phát triển, từng bước xây dựng đất nước ta “đoàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, như ước nguyện của Người. 
Với những thành quả to lớn đạt được trong 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta tin tưởng rằng, giá trị thời đại và tư tưởng nhân văn của bản Di chúc sẽ tiếp tục soi sáng các mục tiêu, những bước đường của dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dẫu vẫn còn rất nhiều khó khăn và thử thách, nhưng với khối đại đoàn kết toàn dân, ý chí tự cường và khát vọng phát triển của nhân dân Việt Nam, phát huy sức mạnh toàn dân tộc và sức mạnh thời đại, kiên định trên con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, nhất định sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và nhân dân ta sẽ đi đến thành công.


VIỆT NAM - Biểu tượng HÒA BÌNH!



Lí do phù hiệu VIỆT NAM rất to trên áo của các Sĩ quan gìn giữ hòa bình của ta bên Châu Phi.
Ở Nam Sudan, mỗi vùng đều do một lực lượng, bộ tộc hay phe phái có vũ trang chiếm cứ và “bắn nhau suốt ngày”.
Các đoàn công tác hoặc cứu trợ của Liên Hợp Quốc đi qua ranh giới những khu vực đó là cả một vấn đề nan giải bởi các tay súng rất thích gây khó dễ, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Một số sĩ quan liên lạc người Việt Nam ta thường được tín nhiệm giao nhiệm vụ dẫn đoàn xe Liên Hợp Quốc đi qua các vùng này, bởi mỗi khi bị chặn lại, chỉ cần sĩ quan liên lạc nói: "Chúng tôi là sĩ quan Việt Nam!" thì hầu hết những tay súng ở Nam Sudan đều ồ lên và nói: "Việt Nam - Hồ Chí Minh". Ngay lập tức đoàn xe của Liên Hợp Quốc được đi qua rất dễ dàng, bất kể đó là phe nào.
Rút kinh nghiệm việc này, từ các chuyến công tác sau, sĩ quan Việt Nam ngoài treo cờ thường gắn thêm dòng chữ VIỆT NAM thật to trên xe. Phù hiệu trên ngực áo cũng được thay bằng dòng chữ Việt Nam to hơn.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945


Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.
Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3-1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.

GIÁO DỤC QUÁN TRIỆT MỘT SỐ QUAN ĐIỂM ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG, SÁNG TẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG, TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI


Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, sáng tạo, đúng đắn là bài học xuyên suốt của cách mạng Việt Nam, là kinh nghiệm lịch sử quý báu trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Nên Đảng ta luôn lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vĩ đại và có ý nghĩa lịch sử mang tính chất thời đại sâu sắc. Qua thắng lợi của cách mạng Việt Nam  đã tôn vinh vị trí, vai trò của Đảng lên một tầm cao mới đối với nhân dân thế giới và các đảng chân chính trên thế giới. Chúng ta lại càng tự hào và biết ơn công lao to lớn, vĩ đại đó của Đảng. Thắng lợi của sự lãnh đạo đó có nhiều nguyên nhân xong nguyên nhân như:  tư duy về chính trị, độc lập về chính trị của Đảng là hết sức độc đáo đối với cách mạng ở một nước thuộc địa nửa phong kiến… nhất là quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, sáng tạo của Đảng nó đã được kết tinh từ truyền thống của Đảng và làm cho Đảng lớn mạnh; các yếu tố độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với nhau hỗ trợ và là cơ sở, tiền đề của nhau. Nếu không có độc lập tự chủ thì không có tự lực tự cường sáng tạo và khi nào chúng ta nêu cao độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, sáng tạo thì Đảng lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, uy tín được nâng cao và ngược lại khi nào hạ thấp và xem nhẹ thì cách mạng gặp khó khăn và thậm chí thất bại.
Ngày nay quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo trong công cuộc đổi mới đất nước ta có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cần được tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc, vận dụng có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội. Cần tập trung giáo dục quán triệt một số nội dung sau:
1. Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong thời kỳ mới là một tất yếu khách quan
Từ tính chất, quy mô của công cuộc đổi mới đất nước ta đòi hỏi nêu cao độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, sáng tạo.
Sự nghiệp đổi mới của chung ta là mới mẻ vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên phải nêu cao độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, sáng tạo
Chống các quan điểm cho rằng đổi mới là do sức ép của bên ngoài, hoặc là do bắt chước nước ngoài, dập khuôn Trung Quốc. Chúng ta nhất quán và luôn quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo; đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới.
Thực tế cho thấy đường lối độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, sáng tạo xong chúng ta vừa tìm tòi, thử nghiệm và rất cận thận, về nông nghiệp chúng ta phải khoán thí điểm từ khoán 100 năm 1981, đến khoán 10 năm 1982 và đến khoán gọn hay về công nghiệp chúng ta cũng có chủ trương khoán sản phẩm đến người công nhân … 
2. Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo trong thời kỳ mới Đảng ta phải làm
Đảng ta luôn nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào các mạng việt nam để đề ra đường lối đúng đắn. Chúng ta nghiên cứu vận dụng linh hoạt kinh nghiệm nước ngoài để định ra đường lối
Từ bài học kinh nghiệm không thành công của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu quá trình cải tổ sớm hơn ta, như ở Liên Xô cải tổ tăng tốcvề kinh tế để trở thành cường quốc về kinh tế từ năm 1985 đến 1988 thất bại chuyển sang cải cách về chính trị dẫn đến sụp đổ hoàn toàn, từ đó Đang ta rút ra bài học là đổi mới toàn diện trước hết là đổi mới về kinh tế, từng bước đổi mới về chính trị vì chính trị là vấn đề hết sức nhạy cảm phải có hình thức, bước đi phù hợp. Đồng thời, học tập cả kinh nghiệm quan lý kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến trên thể giới.
3. Quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng trong thời kỳ mới chúng ta phải giữ vững độc lập dân tộc, dân chủ xong không ngừng mở rộng quan hệ quốc tế
Trong mở rộng quan hệ quốc tế Đảng ta đưa ra điều kiện và quá trình thực hiện vận dụng đúng đắn điều kiện đó là luôn nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vận dụng đúng đắn, sáng tạo vào điều kiện Việt Nam; xây dựng đường lối chiến lược đúng đắn và sáng tạo trên cơ sở xuất phát tư thực tế, tôn trong quy luật khác quan, đáp ứng yêu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân; xây dựng đất nước có tiềm lực một cách toàn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh vững mạnh; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, sáng tạo với chủ động hợp tác quốc tế trong điều kiện ngày nay. Vì khi mở rộng quan hệ quốc tế chúng ta phải tiếp cận với nhiều nước, chịu sự tác động của nhiều nước nên rễ bị lệ thuộc nước ngoài.
           

Đấu tranh làm thất bại sự xuyên tạc của các thế lực thù địch lợi dụng sự phức tạp vấn đề chủ quyền để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN ở Việt Nam


Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta là tích cực hợp tác và đấu tranh để thực hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền biển, đảo gắn với phát triển kinh tế biển, xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình, hợp tác và phát triển; tạo môi trường thuận lợi để nước ta mở rộng quan hệ, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước. Trong thời gian gần đây, thế lực nước lớn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tung ra các dữ liệu lịch sử, các vật chứng lịch sử giả tạo để khẳng định chủ quyền của ở Biển Đông với tham vọng độc chiếm Biển Đông. Thế lực nước lớn tung ra một trận đồ bát quái với nhiều dữ liệu lịch sử không xác đáng, nhằm đánh lừa dư luận tin vào chủ quyền lịch sử của họ đối với toàn bộ Biển Đông. Họ cũng rất tinh vi, thâm hiểm trong chiến thuật từ “bành trướng trên bản đồ” tiến tới “bành trướng trên thực địa”. Vì vậy, công tác tuyên truyền chủ quyền biển, đảo trong Quân đội và ở mỗi đơn vị cơ sở phải tuyên truyền những bằng chứng lịch sử để đánh giá khách quan nhất, đấu tranh với những luận điệu sai trái và tham vọng hòng chiếm đoạt vùng biển của Việt Nam.
Để đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng sự phức tạp vấn đề chủ quyền biển đảo để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, cần thực hiện một số biện pháp sau:
Trước hết, cần giáo dục cho tất cả mọi người dân Việt Nam cần cảnh giác, có nhận thức đúng đắn để không để các hoạt động tuyên truyền, phá hoại của các thế lực thù địch tác động, chuyển hóa, lôi kéo. Tạo sức đề kháng, cùng Đảng và Nhà nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Thứ hai, cần làm rõ cơ sở khoa học, tính đúng đắn các quan điểm của đảng trong giải quyết tranh chấp Biển Đông. Hơn ai hết, tất cả chúng ta đều biết, Đảng và Nhà nước ta đã và đang nhận thức được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Biển Đông, đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển và bảo vệ chủ quyền biển đảo theo hướng có lợi nhất. Trong chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược về biển, về an ninh quốc phòng…Đảng và Nhà nước đã vạch rõ những nội dung then chốt để phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cần giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam hiểu rằng, vấn đề phát triển và bảo vệ biển đảo không phải là chuyện một sớm, một chiều mà phải có các bước đi đúng đắn, phù hợp. Bên cạnh đó, chúng ta cũng liên tiếp phản đối quyết liệt hành động leo thang của các nước có liên quan, giữ vững phương châm giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao.
Thứ ba, kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa với chủ động tiến công làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu không chủ động phòng ngừa, ngăn chặn từ xa, từ trước thì cán bộ đảng viên, quần chúng, đặc biệt là tầng lớp thanh niên sẽ bị tác động, bị phân hoá, tạo ra những hiệu ứng tiêu cực về tư tưởng, tâm lý trong xã hội và hậu quả của việc chủ quan, mất cảnh giác hay phòng ngự tiêu cực, thụ động là không lường hết được. Tuy nhiên, việc chủ động ngăn chặn, phòng ngừa, nếu không kết hợp với tích cực chủ động tiến công, phản công làm thất bại mọi ý đồ đen tối, mọi thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa thì hiệu quả đấu tranh sẽ không cao; kẻ thù có điều kiện, thời gian để tổ chức nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn, lật đổ, chống lại Đảng và Nhà nước ta.
Thứ tư, kiên định các nguyên tắc chiến lược, đi đôi với sự vận dụng linh hoạt sách lược, tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc tế, phân hoá, cô lập các phần tử ngoan cố, các thế lực chống phá Việt Nam hung hăng nhất. Trên cơ sở kiên định các nguyên tắc chiến lược đó, trong quá trình đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chủ quyền biển, đảo để chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa, cần vận dụng linh hoạt các sách lược nhằm tăng hiệu quả đấu tranh, những sách lược chủ yếu có thể vận dụng là: sách lược phân hoá, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố; sách lược giáo dục cảm hoá lôi kéo những người lầm đường, lạc lối; sách lược mở rộng các quan hệ đối tác; sách lược hợp tác và đấu tranh về đối tác và đối tượng quan hệ song phương và đa phương, sách lược tranh thủ rộng rãi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong nước, của dư luận quốc tế. Phương châm kiên định nguyên tắc chiến lược đi đôi với vận dụng linh hoạt sách lược đòi hỏi mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành, trong khi tiến hành các hoạt động đấu tranh cần phải kiên định lập trường, quan điểm, mục tiêu của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, Đồng thời, tuỳ theo tình hình, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, tương quan so sánh cụ thể mà vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp đấu tranh để đạt hiệu quả cao, không cứng nhắc, dập khuôn máy móc.
VTG./.

“SỢ GÌ?” VÀ “KHÔNG SỢ GÌ?”


Trên trang mạng Danlambao, bút danh Cánh dù lộng gió vừa có bài viết nhan đề “Hãy làm những gì cộng sản sợ” và nội dung của nó vẫn như thông lệ, sặc mùi phản động với những thông tin bịa đặt, vu khống khoác áo “tự do”, “dân chủ”.
Cánh dù lộng gió, cái tên phản ánh bản chất của kẻ “đón gió” để “trở cờ”, cho rằng: Cộng sản Việt Nam luôn che dấu thông tin, che dấu sự thật. Y tráo trở tuyên bố mục tiêu của Đảng Cộng sản Việt Nam là vì lợi ích của Đảng, không phải vì dân, vì nước. Hàm hồ hơn, Cánh dù lộng gió cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng mảy may quan tâm tới “tình hình đất nước đang lâm nguy”, cam tâm “mang biển đảo đất liền cấn nợ cho Tàu Cộng” và Cộng sản Việt Nam “tìm cách bịt miệng những ai dám nói lên sự thật”…
Có lẽ cũng không cần phải nói nhiều để vạch trần sự phản động, dối trá đến trơ trẽn của Cánh dù lộng gió trong bài viết. Bởi vì đơn giản, lịch sử và hiện tại đã khẳng định một chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và chân lý ấy cũng là mục tiêu, lý tưởng của những người cộng sản yêu nước, là khát vọng ngàn đời của nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình. Những lúc rơi vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, những lúc “lưỡng đầu thọ địch” trong tình cảnh đất nước vừa được thống nhất, những lúc khó khăn trăm bề trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận những năm 80 của thế kỷ XX… chính trong những thời điểm nguy nan ấy của dân tộc, không ai khác, những người Cộng sản Việt Nam bằng trí tuệ, niềm tin và bằng cả máu xương của mình, cùng với toàn dân đứng lên, chiến thắng mọi khó khăn thử thách.
Xin hỏi, cái chính thể bù nhìn Việt Nam Cộng hòa và những nhà “dân chủ”, “nhân quyền”, những kẻ mà Cánh dù lộng gió và bè lũ của y luôn hết lời ca ngợi, đã ở đâu? làm gì? Phải chăng, trong đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, chúng chạy về phía đối phương, can tâm làm tay sai cho chúng, giày xéo lên quê hương, đồng bào; khi đất nước hòa bình, thì tìm mọi cách tiếp tay cho bọn phản động, cơ hội, bày trăm phương ngàn kế để chống phá Đảng, chống phá Nhà nước và chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã dầy công xây dựng…
Xin hỏi, Cánh dù lộng gió và đồng bọn ở đâu, làm gì khi giàn khoan HD-981 vi phạm vào chủ quyền Việt Nam? Phải chăng, khi mà Đảng, Nhà nước sử dụng các biện pháp khéo léo, vừa cương quyết vừa mềm dẻo, để tránh xung đột mà vẫn đảm bảo được lợi ích, chủ quyền quốc gia, thì bọn chúng hô hào, kích động biểu tình, phản đối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hòng làm mọi việc rối ren, phức tạp thêm…
Có thể dẫn ra đây rất nhiều câu hỏi tương tự cho Cánh dù lộng gió và bè lũ của y. Rõ ràng, sự thật bao giờ cũng là sự thật, dù cho có cố tình tô vẽ thế nào đi chăng nữa. Lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam đã chỉ ra rằng: những người có công với đất nước mãi mãi được nhân dân tôn thờ cùng sự trường tồn của dân tộc; trái lại, những kẻ bán nước, hại dân, dù có khoác lên mình cái áo mỹ miều thế nào, cũng sớm bị lật tẩy và sẽ luôn mang tiếng nhục đến muôn đời. Nếu còn chút nhân cách, thì những kẻ như Cánh dù lộng gió nên biết “sợ” điều đó.
Lại bàn về chữ “sợ”. Tháng 5/1948, trả lời phỏng vấn của báo Frères D’armes về câu hỏi: “sợ gì nhất?”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Chẳng sợ gì cả. Một người yêu nước không sợ gì hết và nhất thiết không được sợ gì!”. Có thể thấy, câu trả lời của Người rất ngắn gọn nhưng lại khái quát được toàn bộ lý tưởng cao đẹp của những người cộng sản yêu nước, khi mà khát vọng chân chính của họ là “độc lập, tự do”, là xây dựng đất nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, thì họ “chẳng sợ gì cả” và quyết không sợ gì. Đó cũng là bản lĩnh, là khí phách của một dân tộc hiên ngang, bất khuất, anh dũng trong đấu tranh giải phóng dân tộc, anh hùng trong lao động, kiến thiết đất nước. Dân tộc ấy không sợ mọi kẻ thù xâm lược, không sợ mọi khó khăn, gian khổ, họ “chỉ sợ” không vượt qua được bản thân, không dốc hết sức mình để làm nên việc lớn. Đó là đạo đức, là văn hóa của con người Việt Nam! Đúng như bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tặng cho thanh niên:
                                      “Không có việc gì khó
                                      Chỉ sợ lòng không bền
                                      Đào núi và lấp biển
                                      Quyết chí ắt làm nên”