Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Đồng chí Trường Chinh, tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp của dân tộc và thời đại.

Trải qua 81 tuổi đời, 63 năm hoạt động cách mạng kiên cường và liên tục, đồng chí Trường Chinh đã nêu một tấm gương sáng chói và để lại cho chúng ta những bài học quý, đó là:
- Suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; không ngừng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
- Ý chí kiên cường cách mạng, tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, tình cảm chân thành với đồng bào, đồng chí, tính khiêm tốn, giản dị trong cuộc sống hàng ngày, phong cách làm việc khoa học, cẩn thận, cụ thể nhằm đặt hiệu quả thiết thực.
- Tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân.
- Trước những bước ngoặt lịch sử, phải đổi mới tư duy, trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình, đề ra chủ trương phù hợp, dựa vào sức mạnh của nhân dân để làm nên thắng lợi.

Chúng ta ôn lại và tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Noi gương đồng chí, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, chúng ta nguyện đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Mỗi chúng ta không ngừng rèn luyện, phấn đấu, trau dồi đạo đức cách mạng, đoàn kết, nhất trí, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc XII, hướng tới Đại hội XIII, đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

SỰ VÔ MINH CỦA KẺ ĐỘI LỐT TRI THỨC

Thời gian vừa qua trên trang mạng xã hội Danlambao xuất hiện nhiều bài viết của Phạm Văn đề cập đến vấn đề giáo dục Việt Nam. Mới xem qua các bài viết của Phạm Văn, có người sẽ lầm tưởng rằng, đây là một trí thức “thực thụ”, vì những bài viết này để cập đến nhiều thuật ngữ mang tính chất hàn lâm như: “triết lý”, “triết lý giáo dục”, “triết lý giáo dục Việt Nam”… Nhưng khi đọc kỹ một chút thì mọi người sẽ nhận ra ngay, đây không phải là ngôn từ của một trí thức “thực thụ”, không phải mục đích là vì một nền giáo dục Việt Nam phát triển, mà đó là ngôn từ của một kẻ phản động, đang cố tình xuyên tạc câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”, để bôi nhọ, xúc phạm Người, hòng chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam; càng đọc, càng thấy sự vô minh của kẻ đội lốt trí thức.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư dịp khai giảng năm học mới 2019-2020

Ngày 1-9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi thư cho các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên nhân dịp khai giảng năm học mới 2019-2020.
"Các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các bậc phụ huynh, các em học sinh, sinh viên thân mến,
Nhân dịp khai giảng năm học mới 2019-2020, tôi thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động đã và đang công tác trong ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên cả nước những tình cảm thân thiết và lời chúc tốt đẹp nhất.
Năm học 2018-2019 đã đánh dấu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục đã nỗ lực phấn đấu, triển khai đồng bộ các giải pháp và đạt được những kết quả tích cực; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, chất lượng các cấp học được nâng lên; việc chuẩn bị triển khai chương trình, sách giáo khoa mới được thực hiện tích cực; công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm được tăng cường, góp phần chấn chỉnh, duy trì kỷ cương trong hoạt động giáo dục; các đoàn học sinh, sinh viên Việt Nam tham gia thi Olympic quốc tế đạt thành tích cao, được bạn bè thế giới mến phục.

LƯƠNG TÂM NGƯỜI LÀM KHOA HỌC

Trên một số trang mạng gần đây xuất hiện một số bài viết phê phán các nhà khoa học đã viết bài phê phán những quan điểm sai trái của những phần tử chống đối chế độ XHCN ở Việt Nam. Về vấn đề này, phải khẳng định rằng, những bài phê phán của các nhà khoa học là đúng, vì viết đúng sự thật lịch sử; tài liệu để viết đều là tài liệu gốc, chính xác cho dù có một số bài viết còn chung chung, sơ lược. Điều đó thể hiện lương tâm của các nhà khoa học trong cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, bảo vệ CNXH và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh mới

Từ nửa cuối năm 2016 đến nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tác động nhiều chiều tới môi trường đối ngoại của nước ta. Thế giới đang trong thời kỳ quá độ chuyển từ trật tự “nhất siêu, đa cường” sang một trật tự mới với đặc điểm nổi bật là “đa trung tâm, đa tầng nấc”. Quan hệ giữa các nước lớn, nhất là giữa ba nước Mỹ - Nga - Trung Quốc cũng có những thay đổi sâu sắc. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều diễn biến nhanh chóng, nhất là sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ dẫn đến thay đổi tương quan so sánh lực lượng; tiến trình hội nhập khu vực Đông Nam Á đã chuyển sang giai đoạn mới với việc hình thành các cộng đồng ASEAN; tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, khó có thể dự báo chính xác được chiều hướng vấn đề trong thời gian tới. Vì vậy, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là mục tiêu, là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.

TIẾP TỤC ĐẤU TRANH KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI THẾ LỰC BÀNH TRƯỚNG XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN LÃNH THỖ VIỆT NAM


Sau một thời gian ngắn rút khỏi Bãi Tư Chính, Trung Quốc tiếp tục hiện diện trở lại xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Chúng ta cần xác định vụ việc này không phải là tranh chấp lãnh thổ, mà đây là hành động Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chúng ta cần tăng cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng nhiều hình thức và biện pháp:
Thứ nhất, Tạo dư luận quần chúng trong nước và quốc tế trong đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Mục tiêu của công tác tuyên truyền là để nhân dân tin, nhân dân ủng hộ va tạo nên một làn sóng dư luận quần chúng trong nước va quốc tế. Từ đó, chúng ta sử dụng dư luận quần chúng trong nước va quốc tế gây sức ép buộc phía Trung Quốc phải dừng mọi hành động vi phạm chủ quyền biển đảo. Đồng thời qua dư luận quần chúng, đạp tan âm mưu thủ đoạn của thế lực bành trướng Trung Quốc và các thế lực phản động khác về vấn đề Biển Đông. Đây cũng là thước đo tinh thần đoàn kết và là thước đo sự ủng hộ của quốc tế đối với chúng ta trong quá trình đấu tranh bảo vệ Biển Đông.
Thứ hai, Thực hiện đối ngoại nhân dân đâu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước trên cơ sở phát huy vai trò của toàn dân trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, giải pháp ngoại giao là một lĩnh vực đấu tranh Việt Nam ưu tiên lựa chọn hàng đầu, nhất là trong đấu tranh phản bác lại luận điệu, thông tin xuyên tạc sai sự thật về biển, đảo của Trung Quốc và các thế lực thù địch.
Hoạt động ngoại giao được tổ chức ở nhiều cấp độ: Từ ngoại giao Đảng, ngoại giao Nhà nước đến ngoại giao nhân dân. Đối ngoại nhân dân được xác định là một trụ cột để phát huy sức manh cua toàn dân trên mặt trận ngoại giao. Trong lịch sử dân tộc nền ngoại giao nhân dân đã có những đóng góp không nhỏ vào sự thành công của cách mạng. Trước tình hình mới, đế nền ngoại giao nhân dân tiếp tục có những đóng góp thiết thực, hiệu quả bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất va toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng và thực hiện nền ngoại giao nhân dân một cách linh hoạt, sáng tao ở nhiều hình thức, cấp độ. Phát huy khả năng ngoại giao của từng cá nhân, tổ chức, đoàn thể, từ trung ương, đến địa phương. Trong đó, cần chú trọng tranh thủ khả năng ngoại giao của những cá nhân, tổ chức có quan hệ, cô tiếng nói với nhân dân và chính quyền Trung Quôc và các nước khác, như: Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, Mỹ... để từ đó, nhân dân là cầu nối tuyên truyền cho thế giới hiểu đúng, ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên Biển Đông. Thường xuyên, liên  tục và bền bỉ vận dụng linh hoạt, sáng tạo sức mạnh của nhân dân trên lĩnh vực ngoại giao đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Thứ ba, Phát động sức mạnh của nhân dân trong đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế
Cuộc đấu tranh của dân tộc ta là cuộc đấu tranh chính nghĩa “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo” và như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn”. Đó chính là việc chúng ta phát động sức mạnh của nhân dân đấu tranh phản bác đập tan luận điệu, thông tin xuyên tạc, sai sự thật của Trung Quốc và các thế lực thù địch trên cơ sở lịch sử và luật pháp quốc tế chứ không phải là biểu dương lực lượng: Mít tinh, biếu tình, đạp phá trụ sở cơ quan ngoại giao, công ty của Trung Quốc.
Thứ tư, Xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước trên cơ sở độc lập, chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm
Độc lập chủ quyền là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Song đoàn kết, hữu nghị, yêu chuộng hòa bình, trọng tình nghĩa là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, chúng ta ta tổ chức quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền Biển Đông với tinh thần xây dựng, kế thừa tình hữu nghị “ bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Đòi hỏi từ hành động đến nhận thức của chúng ta là kiên quyết đấu tranh chống lại một bộ phận có tư tưởng hành động ngang ngược, hiếu chiến, bành trướng lãnh thổ trong chính quyền Trung Quốc chứ không phải chống lại toàn bộ nhân dân Trung Quốc. Cho nên, chúng ta phải kịp thời tổ chức công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn những hành động quá khích như: Mít tinh, biểu tình, đạp phá cơ sở kinh tế của nhà đầu tư Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn chặn những hành động bạo lực, thù hằn đối với những du khách là người Trung Quốc.
Bên cạnh cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc, để khơi dậy và phát huy truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc, chúng ta tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa văn nghệ giữa nhân dân hai nước. Qua những hoạt động đó, phát huy vai trò của nhân dân trên cả 3 phương diện: Một là, qua đó để tuyên truyền, vận động nhân dân Trung Quốc hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của chúng ta. Hai là, qua nhân dân để thể hiện thiện chí, mong muốn Nhà nước Trung Quốc sớm chấm dứt mọi hoạt động xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; tôn trọng, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đã từng có trong lịch sử. Ba là, thông qua nhân dân thể hiện quyết tâm kiên quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc đến cùng với tinh thần của chủ tịch Hồ Chí Minh và truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam.