Social Icons

Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Thư của một lãnh đạo nhân ngày Khai giảng năm học mới.

Năm học này, tôi mong các em sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp, những giá trị nhân văn mà chúng ta đã xây dựng được từ trước tới nay. Đồng thời, tôi xin chia sẻ với các em ba điều. Một là siêng năng đọc sách, hai là học giỏi ngoại ngữ, ba là rèn luyện thể chất và kỹ năng sống.
Sách là kho tri thức của nhân loại. Vì vậy, bên cạnh kiến thức và tình thương từ thầy cô giáo, đọc sách là một phương thức học tập quan trọng.
Đọc sách là cách để các em tự khám phá, tìm hiểu bản thân và vạn vật xung quanh. Đọc sách sẽ giúp các em có tầm nhìn rộng mở về thế giới, có tri thức và lòng trắc ẩn, có suy nghĩ độc lập và phản biện cá nhân, có tư duy sáng tạo và năng lực tiếp cận cái mới. Đọc sách cũng sẽ giúp các em trở thành người có văn hóa và thẩm mỹ cao, các em sẽ nhìn cuộc sống vui tươi hơn, đẹp đẽ hơn, ứng xử với con người và thiên nhiên nhân ái hơn.

MỘT CÁCH ỨNG XỬ CỦA BÁC!

Đến giờ ta vẫn chưa biết ai là tác giả của sáng kiến này: Tự nhiên anh em bảo nhau khiêng vào nhà Bác (tức là nhà sàn) một cái két sắt. Ta nghĩ rất chân thành với động cơ trong sáng Bác có nhiều tài liệu cơ mật lắm phải bảo vệ cho Bác, giữ cho Bác.
Vào đến nơi, Bác cười bảo: Có lòng với Bác, Bác cám ơn. Bây giờ hãy nhìn ra ngoài cổng đã có các chú bộ đội gác cho Bác rồi; còn trong này, các chú làm việc với Bác cả ngày đến tận tối, riêng chú Kỳ về muộn nhất mười một, mười hai giờ còn nấn ná mãi mới về nhà với vợ, với con. Bây giờ Bác nhận cái két sắt của các chú cho thì chẳng hóa ra Bác không tin các chú, Bác sợ các chú lấy của Bác à?
Nghe vậy mọi người mới ngớ ra, cứ nghĩ một phía như vậy rất là đơn giản, hồn nhiên, còn Bác rất sâu sắc và cân nhắc, Bác bảo: “Thôi bây giờ Bác nhờ các chú khiêng cái két sắt này về cho Bộ Tài chính - Bên đó các chú mới có tiền có vàng, có đá quý chứ Bác thì có gì đâu”. Câu chuyện này do chính đồng chí Vũ Kỳ kể lại, chúng ta hiểu thêm một cách ứng xử Hồ Chí Minh.

CẢNH GIÁC VỚI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC MỤC TIÊU CNXH TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP

Cứ “đến hẹn lại lên”, nhằm vào thời điểm đất nước chuẩn bị có những sự kiện trọng đại, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị lại triệt để lợi dụng để đẩy mạnh các hoạt động công kích, chống phá cách mạng Việt Nam...
Lợi dụng thời điểm tổ chức Đảng từ Trung ương đến địa phương đang có những chuẩn bị bước đầu để tiến tới đại hội Đảng các cấp, “lộng giả thành chân”, các đối tượng này bắt đầu gia tăng các hoạt động tuyên truyền, chống phá.

TĂNG CƯỜNG “DẠY NGƯỜI”

Năm học 2019-2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo tăng cường “dạy người” trong đó nhấn mạnh “tất cả vì học sinh thân yêu”, từ bỏ bệnh thành tích, tập trung thực hiện tốt các khẩu hiệu trong nhà trường… liệu có thực hiện được chỉ đạo này?
Năm học 2019 - 2020, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học mới 2019-2020.
Theo đó, công tác “dạy người” phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, thường xuyên, liên tục.
Cụ thể, tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, kịp thời biểu dương điển hình tốt, xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT phải chỉ đạo sâu sát việc tiếp tục đổi mới Lễ Khai giảng năm học mới đảm bảo thực sự “tất cả vì học sinh thân yêu”, thực hiện “5 điều Bác Hồ dạy”…
“Tất cả vì học sinh thân yêu” mà để học sinh đội nắng chờ khai giảng, hát quốc ca bật nhạc có sẵn, nhà vệ sinh trường học thì không được chú ý…Mọi hành động của người lớn chưa thật sự vì học sinh khi nhiều phụ huynh đến giáo viên ganh đua ép trẻ con học để lấy thành tích. Đó là vì người lớn chứ không phải vì học sinh" – Phó Thủ tướng Đam nhấn mạnh.
Các thầy cô giáo phải "soi" lại chính mình
Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Giáo dục quốc gia vừa qua, nhà giáo Nguyễn Thị Nhiếp nói rằng, nhìn lại các khẩu hiệu trong mỗi nhà trường như “5 điều Bác Hồ dạy”, “tiên học lễ, hậu học văn”, “thi đua dạy tốt – học tốt”, “tất cả vì học sinh thân yêu”…
Soi ngẫm lại, thành thật với chính mình, chúng ta thấy còn nhiều thầy cô giáo chưa thực hiện tốt các khẩu hiệu trên. Năm điều Bác Hồ dạy, lời đầu tiên là “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”. Thế nhưng, khi nghe tiếng nhạc Quốc ca, một số thầy cô vẫn ngang nhiên đi trên sân trường thì thật khó để dạy học sinh rằng yêu Tổ quốc bằng những hành động nhỏ nhất, đó là khi nghe nhạc Quốc ca ta dừng lại, nghiêm trang nhìn lên lá cờ Tổ quốc và hát bằng cả trái tim. Khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt – học tốt”, nhiều thầy cô nỗ lực, kiên tâm để có những kết quả đáng nể phục nhưng cũng không ít thầy cô thi đua theo thời vụ hoặc bắt phải thi đua và đôi khi lại ganh đua để đạt được danh gì đó cho vẻ vang, thuận lợi cho dạy thêm. Khẩu hiệu “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, nhiều thầy cô mẫu mực từng giờ lên lớp, từng lời ăn tiếng nói, mày mò tự học để có những bài giảng hấp dẫn… nhưng không ít thầy cô lười đọc, rất ngại tự học, hay chê bai và bàn lùi với đổi mới. Thậm chí, có không ít thầy cô ngồi quán café hay đi chơi đâu đó, ắp ảnh, ngay lập tức mạng xã hội biết…nhưng với công việc của mình thầy cô không đọc các văn bản, kế hoạch hay tài liệu tham khảo… và không biết ứng dụng CNTT để soạn bài.
Điều đầu tiên phải dạy trẻ tính trung thực
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, hiện nay, điều ghê gớm nhất đang tác động vào xã hội chính là sự giả dối. Chỉ có cái thiện mới là gốc để triệt tiêu điều đó.
"Như vậy, điều quan trọng đầu tiên với bọn trẻ phải là tính trung thực. Trung thực là trẻ thích cái gì thì nói cái đó, không che đậy gì cả, kể cả là sự vụng về" - Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh.
Thiết nghĩ, chúng ta không thể có học trò có đạo đức lối sống tốt nếu thầy cô chưa thay đổi, chưa là tấm gương tốt từ kiến thức chuyên môn đến lối sống hàng ngày.
Chúng ta không thể dạy đạo đức bằng các khẩu hiệu, bằng các phong trào mà việc nêu gương đạo đức lối sống chính là việc thầy cô trau dồi mỗi phút giây và trò cần học mỗi ngày nên thầy cô không thể trì hoãn.
Chúng ta dạy đạo đức là không cần những thứ cao siêu mà phải gần gũi, thân thiết. Người tốt việc tốt ở ngay trong địa bàn, trường lớp mình với những câu chuyện thật đơn giản chứ không thể áp đăt một con người phải yêu thương ai, yêu cái gì được.

Đồng chí Trường Chinh, tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp của dân tộc và thời đại.

Trải qua 81 tuổi đời, 63 năm hoạt động cách mạng kiên cường và liên tục, đồng chí Trường Chinh đã nêu một tấm gương sáng chói và để lại cho chúng ta những bài học quý, đó là:
- Suốt đời hy sinh phấn đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân; không ngừng học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
- Ý chí kiên cường cách mạng, tính nguyên tắc và tổ chức kỷ luật, tình cảm chân thành với đồng bào, đồng chí, tính khiêm tốn, giản dị trong cuộc sống hàng ngày, phong cách làm việc khoa học, cẩn thận, cụ thể nhằm đặt hiệu quả thiết thực.
- Tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân.
- Trước những bước ngoặt lịch sử, phải đổi mới tư duy, trên cơ sở nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình, đề ra chủ trương phù hợp, dựa vào sức mạnh của nhân dân để làm nên thắng lợi.

Chúng ta ôn lại và tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Noi gương đồng chí, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, chúng ta nguyện đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Mỗi chúng ta không ngừng rèn luyện, phấn đấu, trau dồi đạo đức cách mạng, đoàn kết, nhất trí, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc XII, hướng tới Đại hội XIII, đẩy mạnh công cuộc đổi mới đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

SỰ VÔ MINH CỦA KẺ ĐỘI LỐT TRI THỨC

Thời gian vừa qua trên trang mạng xã hội Danlambao xuất hiện nhiều bài viết của Phạm Văn đề cập đến vấn đề giáo dục Việt Nam. Mới xem qua các bài viết của Phạm Văn, có người sẽ lầm tưởng rằng, đây là một trí thức “thực thụ”, vì những bài viết này để cập đến nhiều thuật ngữ mang tính chất hàn lâm như: “triết lý”, “triết lý giáo dục”, “triết lý giáo dục Việt Nam”… Nhưng khi đọc kỹ một chút thì mọi người sẽ nhận ra ngay, đây không phải là ngôn từ của một trí thức “thực thụ”, không phải mục đích là vì một nền giáo dục Việt Nam phát triển, mà đó là ngôn từ của một kẻ phản động, đang cố tình xuyên tạc câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”, để bôi nhọ, xúc phạm Người, hòng chống phá sự nghiệp cách mạng của Việt Nam; càng đọc, càng thấy sự vô minh của kẻ đội lốt trí thức.