Social Icons

Pages

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Cần nhìn nhận công tâm về sự nghiệp đổi mới giáo dục

KHÁT VỌNG, MONG MUỐN CỦA NHÂN DÂN VÀ XÃ HỘI VÀO SỰ CHUYỂN BIẾN TIẾN BỘ CỦA SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC LÀ RẤT CHÍNH ĐÁNG. DÙ CÒN NHỮNG VIỆC ĐÃ VÀ ĐANG CÓ TRONG NGÀNH GIÁO DỤC KHIẾN CHÚNG TA CHƯA HÀI LÒNG, NHƯNG TRƯỚC KHI CẦM BÚT, GÕ PHÍM BÀN VỀ GIÁO DỤC, MỖI NGƯỜI, TRƯỚC HẾT LÀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN RẤT CẦN SỰ BÌNH TĨNH, KHÁCH QUAN TRONG XEM XÉT, NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC SỰ KIỆN, VẤN ĐỀ GIÁO DỤC MỘT CÁCH CHÍNH XÁC, TRUNG THỰC,TOÀN DIỆN, CÔNG TÂM, VÌ THÔNG TIN VỀ GIÁO DỤC CÓ ẢNH HƯỞNG MẬT THIẾT ĐẾN VIỆC GIỮ GÌN AN NINH TƯ TƯỞNG-VĂN HÓA CỦA QUỐC GIA.

Thông tin phiến diện, sai lệch về giáo dục cũng là biểu hiện suy thoái
Ít có lĩnh vực nào được xã hội, người dân quan tâm như lĩnh vực giáo dục. Cũng ít có hoạt động nào mà lại liên quan mật thiết đến mọi người, mọi nhà như hoạt động giáo dục. Nói đến giáo dục là nói đến triển vọng và trăn trở của một đời người, tương lai và nỗi lo của cả gia đình, tiền đồ và thử thách của toàn dân tộc.

Học Bác: Làm gì để dân quý, dân tin?

Lối sống gần gũi, giản dị, lời nói luôn đi đôi với việc làm của Người là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: Làm gì để dân quý, dân tin!
Nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già kính yêu của dân tộc, điều đầu tiên người ta nhắc tới là sự gần gũi, giản dị, luôn sống và nghĩ cho dân, cho nước trước nhất. Bằng lối sống ấy, Người đã giành trọn niềm tin yêu của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Xin minh chứng câu chuyện về Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960 qua lời kể của, ông Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về văn hóa-xã hội “Đó là dịp Đại hội lần thứ III của Đảng năm 1960, ông Túc cùng với các ông Đậu Ngọc Xuân, Trịnh Ngọc Thái được Trung ương phân công lo công tác phiên dịch văn kiện, phiên dịch ở hội trường. Buổi tối, Bác Hồ thường xuống động viên anh em phiên dịch và nói chuyện vui. Phát hiện anh Phạm Huy Thông đánh máy nhầm chủ trương xây dựng 400 nhà máy thành 400 nhà bếp, Bác “mắng”: “chú này đúng là mũi nhòm mồm”. Rồi Bác chủ động hỏi han về chế độ ăn uống của anh em làm công tác phục vụ. Khi biết mỗi người được 2 nghìn đồng, lại phải làm ngày làm đêm, trong khi đại biểu dự Đại hội Đảng được 4 nghìn đồng mà chỉ làm việc ban ngày, Bác bảo như thế là không công bằng và yêu cầu phải sửa”.

GIỮ “LIÊM” - CÁI GỐC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ

Giữ "Liêm" trong cán bộ, đảng viên là yêu cầu đặt ra cho mỗi người trong sinh hoạt, nếp sống cũng như thừa hành chức trách, nhiệm vụ được giao. Đây là quá trình tôi luyện lâu dài, đòi hỏi mỗi cá nhân tự ý thức để tự răn, tự rèn, để liêm khiết phải luôn là phẩm chất hàng đầu của người cán bộ.
"Mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu, bằng việc nêu gương, trước hết là nêu gương về tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, gương mẫu đi đầu trong công việc; hoàn thành nhiệm vụ, nói đi đôi với làm, thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kiên quyết chống các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân... Đó là cơ sở để giữ vững ổn định chính trị, phát triển đất nước, thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người đi xa: "Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư", trở thành tấm gương sáng cho quần chúng học tập, noi theo".

Đào tạo cán bộ song song hai yêu cầu có đức, có tài

Nói đến đào tạo cán bộ, bao giờ Bác cũng nhấn mạnh song song hai yêu cầu “có đức, có tài”. Đến khi viết Di chúc, Bác lại nhấn mạnh việc “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”, “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa hồng, vừa chuyên”. Bác dặn rất cụ thể: “Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi Chủ nghĩa xã hội ở nước ta”.

Chăm lo, phát triển thanh niên là mục tiêu , động lực đảm bảo sự phát triển bền vững

Trong Di chúc, ngay sau phần nói về Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Người nhấn mạnh: Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên". Vì vậy, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin, bản lĩnh chính trị, qua đó xây dựng thế hệ trẻ có hoài bão, lý tưởng, khát vọng và trách nhiệm để xứng đáng làm chủ nước nhà theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

VIỆT NAM PHẤN ĐẤU VÀO TOP 15 VỀ NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ


Bộ NN&PTNT đang xây dựng dự thảo Đề án 'Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030'. Mục tiêu của đề án là đến năm 2030 Việt Nam đứng trong top 15 của thế giới về nông nghiệp hữu cơ. Dự kiến trong quý IV/2019, dự thảo Đề án sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ.
Theo Đề án, đến năm 2030, diện tích cây trồng hữu cơ đạt khoảng 7-10%.
Việt Nam hiện có 40 tỉnh thành có trồng trọt hữu cơ với gần 23.400 ha. Diện tích sản xuất theo các tiêu chuẩn của EU, Mỹ, Nhật Bản… chiếm 97,5% diện tích trồng trọt hữu cơ; sản phẩm chủ yếu là rau, quả, chè.