Social Icons

Pages

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2019

Nâng cao chất lượng công tác giáo dục, đào tạo năm học 2019-2020 đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Năm học 2018-2019, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Trên Biển Đông nhiều diễn biến mới ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế biển của Việt Nam. Sự điều chỉnh chiến lược quân sự của các nước lớn, sự xuất hiện các phương thức chiến tranh kiểu mới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tác động mạnh mẽ đến xây dựng quân đội.
Trong nước, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế tiếp tục tăng trưởng, vị thế Việt Nam không ngừng được nâng lên; quốc phòng, an ninh được giữ vững, đối ngoại quốc phòng được tăng cường và mở rộng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có nhiều khó khăn, thử thách đan xen: Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh hoạt động “diễn biến hòa bình” thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội. Tình hình thiên tai, bão lũ, sạt lở diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Yêu cầu bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa đòi hỏi công tác giáo dục, đào tạo (GD, ĐT), huấn luyện của quân đội phải có bước phát triển mới, sát thực tiễn huấn luyện chiến đấu.

VUN TRỒNG “CÁI GỐC” CỦA SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG

Trong Di chúc, Bác nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải luôn ghi nhớ: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện sự vĩ đại, sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng này, Người không chỉ thấy hiện tại mà còn thấy cả tương lai; không chỉ dành tâm huyết trước mắt cho sự nghiệp cách mạng, mà còn chăm lo vun trồng cái gốc của sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền. Người đã cùng với Đảng ta thường xuyên coi trọng và quan tâm giáo dục, dìu dắt thế hệ trẻ Việt Nam, trực tiếp tổ chức công tác đào tạo, rèn luyện, đồng thời tự mình nêu gương sáng về mọi mặt để thế hệ trẻ học tập và noi theo.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, thế hệ trẻ thực sự là lực lượng xung kích trong sự nghiệp cách mạng, đi đầu trong thực hiện các chương trình, mục tiêu của sự nghiệp đổi mới. Ngày nay, trước thời cơ mới, vận hội mới, thách thức mới, sự tác động sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc thực hiện Di chúc của Bác về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” càng trở nên cấp thiết.

TỔ QUỐC GỌI TÊN

Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc
gọi tên mình.
ST: Nguyễn Phan Quế Mai

TƯ TƯỞNG VỀ ĐOÀN KẾT CỦA HỒ CHÍ MINH

-“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” - một câu nói thật giản dị của Bác Hồ, nhưng từ lâu đã trở thành lẽ sống, phương châm sống và khẩu hiệu hành động của Đảng ta, dân tộc ta.
Tư tưởng đoàn kết đến với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh khá sớm. Ngay từ những năm 1920, khi còn đang bôn ba hoạt động tìm đường cứu nước ở nước ngoài, trong nhiều bài báo, bài nói chuyện, Người đã kêu gọi tinh thần đoàn kết giữa người lao động ở các nước chính quốc với quần chúng nhân dân ở các nước thuộc địa. Lời kêu gọi đã dần dần thức tỉnh những người cộng sản, những người dân chủ ở các nước quan tâm nhiều hơn đến phong trào giải phóng dân tộc ở những nước đang bị chế độ thực dân xâm chiếm.

Tổng Bí thư: Kiên quyết khắc phục tình trạng học để đối phó, học để lấy bằng cấp

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Kiên quyết khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị, học để đối phó, học cốt để lấy bằng cấp trong Đảng và xã hội.

Sáng nay (14/9) tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức kỷ niệm trọng thể 70 năm xây dựng và phát triển (1949-2019).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo. Tới dự lễ kỷ niệm có: nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ban ngành Trung ương và nhiều địa phương.

KỶ NIỆM 106 NĂM NGÀY SINH GIÁO SƯ TRẦN ĐẠI NGHĨA – “ÔNG VUA VŨ KHÍ” CỦA VIỆT NAM (13/9/1913 – 13/9/2019)

Trần Đại Nghĩa là cái tên không chỉ giới nghiên cứu lịch sử quân giới trong nước biết đến, mà dường như cả thế giới đều biết đến ông với danh hiệu “ông vua” vũ khí Việt Nam. Ông là một trong những trí thức kiều bào yêu nước đầu tiên theo Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về nước để phụng sự Tổ quốc.
Trần Đại Nghĩa là một bậc đại trí thức đã từ bỏ mọi vinh hoa phú quý ở nước ngoài để trở về Tổ quốc thực thi sứ mệnh của một công dân yêu nước. Từ những năm mới bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp tái xâm lược, cái tên bí mật Trần Đại Nghĩa đã trở thành một huyền thoại gắn liền với việc sản xuất vũ khí, gây ngạc nhiên và ngưỡng mộ cho mọi người Việt Nam lẫn kẻ thù và bạn bè quốc tế. Trên cương vị Cục trưởng Quân giới, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, ông không chỉ có công đầu xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng mà còn góp phần quan trọng đặt nền móng cho nền khoa học kỹ thuật hiện đại nước ta.
Hành trang của một người trí thức yêu nước
Trần Đại Nghĩa, tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ngày 13/9/1913 trong một gia đình nhà giáo nghèo tại xã Xuân Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Năm lên 6 tuổi, Phạm Quang Lễ chứng kiến sự ra đi của người cha thân yêu. Lời trăng trối của cha “con phải chăm lo học hành, sau này mang kiến thức của mình ra để giúp ích cho đời” đã theo ông suốt cả cuộc đời.
Ngôi trường Trung học đệ nhị Petrus Ký nổi tiếng ở Sài Gòn những năm 30 của thế kỷ trước là nơi cậu học sinh Phạm Quang Lễ theo học từ năm 1930 đến năm 1933. Ông luôn được thầy cô và bạn bè chú ý bởi sự thông minh và trí nhớ khác người.