Trong quá
trình tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, cuộc đấu tranh phòng,
chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Đảng luôn diễn
ra trong bối cảnh phức tạp, khó khăn. Trong từng thời điểm cụ thể, các thế lực
thù địch triệt để lợi dụng những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề mới nảy sinh
để tăng cường, quyết liệt chống phá ta bằng hàng loạt các luận điệu, thủ đoạn
mới, tinh vi, xảo quyệt. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khi Đảng và Nhà
nước ta chủ động đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và xã
hội, các thế lực thù địch đã tìm mọi cách để bóp méo, bịa đặt với mục đích cản
trở sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới; xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, phá hoại Đảng và chế độ, làm tan rã mối quan hệ mật thiết
giữa Đảng với nhân dân.
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019
Luận điệu xuyên tạc quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ của Đảng
Trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới,
Đảng ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy
chức, chạy quyền là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của Đảng cầm
quyền, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh.
Ngày 23-9-2019, thay
mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Quy
định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống
chạy chức, chạy quyền.
Quy định này là phương thức, giải pháp để kiểm
soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, là bước cụ
thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị về xây dựng Đảng.
Tuy nhiên, lợi dụng việc này, các thế lực thù
địch, phần tử cơ hội chính trị, phản động lại gia tăng xuyên tạc, chống phá trên
các phương tiện truyền thông quốc tế, blog hải ngoại, mạng xã hội.
Đài Á châu tự do và nhiều trang mạng chống phá
đăng tải loạt bài với mục đích chính trị, hướng lái cách mạng Việt Nam rằng “Bỏ
độc quyền lãnh đạo mới có thể chấm dứt nạn đảng viên tha hóa”, họ hà hơi tiếp
sức cho nhiều phần tử phản động lưu vong, cơ hội chính trị trong nước thể hiện
quan điểm xuyên tạc rằng: Hiến pháp đã thể hiện mầm mống và bắt đầu của sự suy
thoái, đó là Điều 4 khi cho phép đảng lãnh đạo độc quyền và tuyệt đối.
Và bản thân bất kể những cái gì độc quyền sẽ trở
nên lạm quyền và lạm quyền thì tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái. Họ cũng quy
kết, sự độc quyền quá lâu, thiếu minh bạch trong một thời gian dài nên dẫn tới
tình trạng phổ biến là tha hóa đạo đức của cán bộ lãnh đạo.
Rồi cho rằng, đây là vấn đề mang tính bản chất
của chế độ, vì không có đối trọng quyền lực, không có giám sát, kiểm soát một cách
độc lập, khách quan thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự lạm quyền và tha hóa. Hay Quy
định này là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối
với những người có khả năng tranh giành quyền lực… Để kết thúc, họ kết luận
“Trong Đại hội XIII sắp tới, nếu không tỉnh ngộ và có những thay đổi về đường
lối (cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội) thì Việt
Nam cứ trượt dài theo con đường cũ, ngày càng mất niềm tin, rối loạn xã hội
ngày càng tăng”.
Khi nghiên cứu về vấn đề kiểm soát quyền lực có
thể thấy, mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp, cách thức,
tính chất được quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, nhưng nhiều
học giả quốc tế và trong nước đều thống nhất cho rằng kiểm soát quyền lực nhà nước
đóng vai trò quan trọng và là tất yếu. Không quốc gia nào có thể phát triển
nhanh, ổn định và bền vững nếu quyền lực nhà nước không được kiểm soát và đảm
bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lạm
quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường xuyên xảy ra ở bất kỳ quốc
gia nào cho dù thể chế chính trị có khác nhau.
Trong một hội thảo quốc tế về kiểm soát quyền
lực và phòng chống tham nhũng (của Viện Nghiên cứu lập pháp - Quốc hội), bà
Eleanor Valentine, chuyên về xây dựng và phát triển năng lực Nghị viện Hoa Kỳ
cho biết, ngay cả ở Mỹ cũng luôn nỗ lực phòng chống tham nhũng, đây là nhiệm vụ
phải được thực hiện một cách toàn diện và tổng thể, bắt đầu từ những bước phòng
ngừa và tăng cường giám sát là vô cùng quan trọng. Chính phủ có vai trò quan
trọng trong việc đề xuất, soạn thảo và hướng dẫn thi hành luật như ở Việt Nam.
Hay trong công trình nghiên cứu và cuốn sách
“Quyền lực chính trị và kiểm soát dân chủ ở Anh”, nhà nghiên cứu - học giả
Stuart Weir và David Beetham rút ra kết luận, trong hệ thống chính trị ở Vương
quốc Anh, kiểm soát quyền lực là phương thức tốt để đảm bảo chuẩn mực của nền
dân chủ xã hội…
Nói như thế để thấy, kiểm soát quyền lực, phòng
chống tham nhũng, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, xa rời
chuẩn mực của cán bộ, công chức là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm và
có thiết chế quy định.
Do vậy không thể nói, sự tha hóa của cán bộ,
đảng viên là bản chất của thể chế chính trị ở Việt Nam, việc ban hành Quy định
kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là cơ
hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người
có khả năng tranh giành quyền lực… như những quy kết xuyên tạc, ác ý của những
phần tử nói trên.
Ở một phương diện khác, thực tiễn đã chứng minh,
người ta không thể nói ở các nước đa đảng thì đảm bảo vấn đề dân chủ, nhân
quyền hơn ở các nước có một đảng (như ở Việt Nam) lãnh đạo; ngược lại cũng
không thể khẳng định ở các quốc gia có một đảng duy nhất lãnh đạo lại dân chủ,
đảm bảo vấn đề quyền con người hơn ở các nước đa đảng. Vấn đề dân chủ, nhân
quyền, thể chế chính trị một đảng hay đa đảng, nhất nguyên hay đa nguyên ở mỗi
nước là tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, điều kiện lịch sử, văn hóa, chính
trị, xã hội và thực tiễn lịch sử dân tộc, con đường cách mạng vô sản, độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn của lịch sử, của Chủ tịch
Hồ Chí Minh và của dân tộc Việt Nam. Đây là con đường cách mạng chân chính,
tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển khách quan, đáp ứng được yêu cầu mong
mỏi của nhân dân.
Hơn nữa, Đảng là đội quân tiên phong của giai
cấp công - nông, tầng lớp trí thức, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi
ích của dân tộc và nhân dân, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”. Do vậy việc Hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội trong Điều 4 - Hiến pháp 2013 là hiển nhiên, phù hợp với tư cách
là một đảng chính trị cầm quyền và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó không thể phủ nhận, dưới tác động
mặt trái của cơ chế thị trường, một số cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn
luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sa vào chủ nghĩa cá
nhân, bị cám dỗ bởi lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm bổn phận của
mình trước Đảng, trước dân; việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang,
cục bộ; một số cơ chế chính sách đề bạt, bổ nhiệm chưa công bằng, chưa đầy đủ…
Để đáp ứng yêu của thời kỳ cách mạng mới, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, việc hoàn thiện chủ trương, đường lối,
quy định nói chung và ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán
bộ theo hướng hoàn thiện, bổ sung, cụ thể hóa các Nghị quyết Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững
mạnh là hoạt động bình thường, cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Nói như thế để thấy, các luận điệu trên là suy
diễn, xuyên tạc của những đối tượng cơ hội, phản động, có nhiều hoạt động chống
phá cách mạng Việt Nam, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, nhân dân, của
Đảng, Nhà nước. Vậy âm mưu, thủ đoạn của chúng là gì?
Một là, mục đích của họ là xóa bỏ Điều 4 – Hiến
pháp 2013 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước
và xã hội, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật. Từ đó lật đổ sự lãnh
đạo của Đảng với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng.
Hai là, cổ xúy, thúc đẩy từ bỏ con đường cách
mạng xã hội chủ nghĩa, hướng lái theo con đường tư bản chủ nghĩa, theo hướng đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, “xã hội dân sự” ở Việt Nam. Ba là, tạo cớ
diễn biến tình hình chính trị ở nước ta, cố tình xuyên tạc công tác cán bộ theo
kiểu “tung hỏa mù”, “khuấy nước đục, ngư ông đắc lợi” để tạo ra nhận thức sai
lệch trước thềm Đại hội XIII của Đảng.
Từ đó tạo ra sự hoang mang, dao động, làm suy
giảm niềm tin của nhân dân vào thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự
quản lý của Nhà nước, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong nội bộ.
Đây là âm mưu diễn biến hòa bình với thủ đoạn
tinh vi, thâm độc. Cán bộ, đảng viên, nhân dân cần tỉnh táo, cảnh giác, đấu
tranh làm thất bại âm mưu nguy hiểm này.
“NHỐT” QUYỀN LỰC TRONG “LỒNG” CƠ CHẾ
Những ngày qua, dư luận xã hội bày tỏ sự đồng
tình, đánh giá cao việc Bộ Chính trị ban hành Quy định số 205 về việc kiểm soát
quyền lực trong công tác cán bộ (CTCB) và chống chạy chức, chạy quyền.
Sự ra đời hết sức cần thiết, kịp thời, với những nội dung cụ thể,
rõ ràng, chi tiết, Quy định số 205 thể hiện quyết tâm cao của cả hệ thống chính
trị trong giải quyết những vấn đề nhức nhối nhất của CTCB tồn tại nhiều nhiệm
kỳ qua. Với việc triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong thực tiễn,
Quy định số 205 được kỳ vọng là công cụ sắc bén, là cái “lồng” cơ chế để “nhốt”
quyền lực, nhằm kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực
trong CTCB, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh:
“Phải nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, pháp luật”.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn sau hơn 30 năm đổi mới
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã trở thành nước thu
nhập trung bình, một điểm đến hấp dẫn về đầu tư trong khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.
Phát biểu tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam 2019 với chủ đề
“Việt Nam 2045-Khát vọng hùng cường và sứ mệnh doanh nhân: Tổ quốc gọi tên
mình", Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định sau hơn 30 năm đổi
mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên nhiều
lĩnh vực.
KIÊN QUYẾT, LINH HOẠT, CHỦ ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới, công tác đấu tranh
phòng, chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa chính là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng, phải được triển khai tích cực, thường xuyên và lâu
dài. Trong đấu tranh phải kiên quyết, linh hoạt, chủ động, kết hợp chặt chẽ
giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” làm chính.
Nhận diện chiêu trò xuyên tạc đường lối đối ngoại của Đảng
Trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, Đảng ta xác định hội nhập quốc tế có vai trò hết sức quan trọng. Trong đó
nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế trở thành quan điểm chỉ đạo thực tiễn, bảo đảm lợi ích
quốc gia, dân tộc là nguyên tắc tối cao. Tuy nhiên các thế lực, phần tử cơ hội
chính trị cố tình không hiểu mà đẩy mạnh hoạt động phá hoại, xuyên tạc đường
lối đối ngoại, hội nhập.
Lợi dụng thực hiện chủ trương thu hút đầu tư
nước ngoài, các tổ chức “xã hội dân sự” và nhiều nhà “hoạt động xã hội” xuyên
tạc: một số dự án kinh tế lớn do nước này, nước kia đầu tư là phụ thuộc, “nối
giáo cho giặc”, câu kết lợi ích nhóm để “bán nước”?
Điển hình, tháng 5-2019, một bản tuyên bố “Phản
đối dự án đường cao tốc Bắc-Nam” lan truyền trên mạng xã hội, tuyên bố phản đối
cao tốc, kêu gọi ký tên, biểu tình, yêu cầu dừng cao tốc Bắc - Nam mặc dù chưa
nắm được thông tin đầy đủ về dự án kinh tế quan trọng này.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)