Social Icons

Pages

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

ĐỌC VỤ ÁN THƯƠNG NHỚ BÁC KHÔN CÙNG !

Bác đã đi xa vào cõi vĩnh hằng
Mỗi lần ngắm hình lại tuôn trào dòng lệ
Thương Bác quá trọn cuộc đời dâu bể
Gối đất nằm sương cứu nòi giống Tiên Rồng
Trái tim hồng luôn khát bỏng ước mong
Dân ta tự do nước nhà độc lập
Đêm không ngủ lệ tràn rơi khóe mắt
Nơi xứ người nhớ Tổ Quốc đau thương
Hơn 30 năm gian khổ dặm trường
Đọc câu chuyện năm 1931
Bị cảnh sát Anh săn lùng vây bắt
Người mang danh tên gọi Tống Văn Sơ
Luật sư Loseby- người mang đến bất ngờ
Vào trại gặp- tù nhân xin bào chữa
Xà lim đóng phải buộc lòng mở cửa
Gặp luật sư Bác xúc động khôn cùng

NÓI VỚI NGUYỄN ĐÌNH BIN


Mấy ngày nay từ khóa Nguyễn Đình Bin xuất hiện với tần xuất cao đột biến trên mạng xã hội. Cộng đồng mạng “dậy sóng” vì sự lộng ngôn của chính từ khóa Nguyễn Đình Bin: đề nghị hỏa táng thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ, cộng đồng mạng sẽ chẳng đến mức “dậy sóng” nếu như đó là chỉ là phát biểu của một kẻ vô danh tiểu tốt, ít học nào đó. Đằng này, đường đường chính chính là một cựu Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, được trang bị đầy đủ lý luận, thực tiễn, từng được Đảng, Nhân dân tin tưởng trao cho chức vị cán bộ đại sứ tại Cu Ba, đại sứ tại Nicaragua và Ecuador; thậm chí, được Lãnh tụ Fidel Castro của đất nước Cu Ba yêu quý đặc biệt và được mọi người gọi là “con nuôi của Fidel”.

GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN DI SẢN HỒ CHÍ MINH LÀ LƯU GIỮ NGUYÊN KHÍ VÀ TÀI SẢN VÔ GIÁ CỦA ĐẤT NƯỚC TA!

... Di sản Hồ Chí Minh, trong đó có Lăng của Người là tài sản vô giá của dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta. Là nơi hội tụ của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, là phát tích, khởi nguồn của Chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam. Là nơi để bè bạn năm châu và nhân dân Việt Nam tới viếng thăm Người mỗi dịp được đến với Thủ đô ngàn năm văn hiến của nước Việt hùng anh và yêu chuộng hòa bình.
Kẻ nào có ý đồ khác, đòi hoả táng thi hài của Người thì ắt hẳn chúng là giặc, là đối tượng để nhân dân ta xuyên mũi giáo căm hờn vào tim đen của chúng./.

Mẩu chuyện về Bác "Thanh niên phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật"

Lần nào gặp Bác, câu đầu tiên Bác thường hỏi là: “Thế các cháu có đoàn kết không, có thương yêu nhau không?”, rồi Bác dặn: “Thanh niên phải gương mẫu trong đoàn kết và kỷ luật”.
Cả chi đoàn đã lấy lời nói đó của Bác làm nội dung tu dưỡng. Mỗi khi có gì va chạm, kém gắn bó với nhau, anh chị em lại rất ân hận là chưa xứng đáng với lời Bác dặn, có anh chị em khóc nức nở vì hối hận chưa thực hiện được theo đúng lời Bác.
Có lần Bác hỏi tôi: “Trong chi đoàn cháu, có đoàn viên nào có tư tưởng muốn làm “ngôi sao” không?”.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

Phát huy vai trò của Quân đội trong bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa

Quân đội nhân dân Việt Nam là quân đội cách mạng “của dân, do dân, vì dân”, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân và lợi ích của quốc gia - dân tộc. Trải qua gần 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội ta không ngừng lớn mạnh, lập nhiều chiến công, thành tích xuất sắc, góp phần cùng toàn dân tộc làm nên những thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”1.

CHU VĂN AN – NGƯỜI THẦY CHUẨN MỰC CỦA MUÔN ĐỜI

Hôm nay là ngày sinh của cụ Chu Văn An, một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần
Cụ tên thật là Chu An (1292-1370) còn được gọi là Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Có sách ghi cụ thi đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ), lại có ý kiến khác cho rằng cụ không đỗ đạt gì.

Đời vua Trần Minh Tông, cụ Chu Văn An được mời ra giữ chức Tư nghiệp Trường Quốc Tử Giám. Đến đời Trần Dụ Tông, cụ từ chức về ở ẩn tại Làng Kiệt Đặc, Huyện Chí Linh, Hải Dương, làm nhà ở giữa hai ngọn núi Kỳ Lân-Phượng Hoàng và mở trường dạy học.
Ít năm sau khi lên ngôi, vua Trần Dụ Tông có chỉ triệu cụ Chu Văn An hồi triều nhưng ông từ chối. Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, có mời nhưng cụ chỉ về Kinh chúc mừng, rồi trở lại núi cũ, không nhận chức tước.