Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019
Tự hào quá khứ_hướng tới tương lai.
Sau thất bại tại Ðiện Biên Phủ, thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và phải rút quân khỏi miền Bắc. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Ðảng, quân và dân Hà Nội đã chủ động chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiếp quản thủ đô.
Ðúng 16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính cuối cùng của quân đội Pháp rút qua cầu Long Biên, quân và dân ta hoàn toàn làm chủ thành phố.
Sáng 10-10-1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh lớn, tiến về Hà Nội. Trung đoàn thủ đô vinh dự giương cao ngọn cờ “Quyết chiến, quyết thắng” dẫn đầu đoàn quân 200 ngàn nhân dân thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui ngập tràn đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. 15 giờ chiều, hàng chục ngàn nhân dân và các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản thành phố trang nghiêm dự lễ chào cờ tại Sân vận động Cột Cờ. Cả Hà Nội bừng bừng câu hát Tiến quân ca, rạo rực niềm vui giải phóng.
Nêu gương phải thực chất, tránh hình thức, cố tạo ra hình ảnh, phải thật sự chân thực trong công việc.
Cả cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương cao đẹp, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định: Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”.
50 năm đã trôi qua, đọc lại Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi người, đặc biệt là cán bộ đảng viên càng thấm nhuần lời dạy của Người, phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện, để không ngừng tự hoàn thiện mình. Nêu gương thật sự là tự tu dưỡng hướng tới những gì tốt đẹp, cao cả, cũng là sự phòng ngừa những sai phạm.
YÊU CÔ GIÁO NHỎ
Yêu sao cô giáo nhỏ
Dạy học giữa cánh đồng
Trời trong sáng mênh mông
Bảng đen là trâu đứng
Dạy học giữa cánh đồng
Trời trong sáng mênh mông
Bảng đen là trâu đứng
Tay nhỏ cầm phấn trắng
Từng con số đáng yêu
Trâu như hiểu nên chiều
Đúng yên cho cô viết
Từng con số đáng yêu
Trâu như hiểu nên chiều
Đúng yên cho cô viết
CÂU CHUYỆN VĂN HÓA!
Văn hóa người Việt gắn bó với nước, với sông biển từ rất lâu đời và trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mình dân tộc ta đã sử dụng sở trường giỏi thủy chiến để làm lên những chiến thắng vang dội, như trận Bạch Đằng lần thứ nhất thời Ngô, trận Bạch Đằng lần thứ hai thời Tiền Lê, trận Vân Đồn và trận Bạch Đằng lần thứ ba thời Trần…
Người Trung Quốc có câu: “Nam di chu, Bắc di mã” (Nghĩa là: Người phường Nam di chuyển bằng thuyền, người phương Bắc đi lại bằng ngựa) phần nào nói lên sở trường của từng vùng, từng dân tộc. Với lợi thế ấy, trong biên chế quân đội của các triều đại phong kiến Việt Nam, thủy quân có vai trò cực kỳ quan trọng.
Bên cạnh đầu tư phát triển cho thuỷ quân nói chung, các vương triều còn quan tâm đào tạo, huấn luyện, phát triển một lực lượng đặc biệt. Sử sách không ghi chép nhiều về lực lượng này, không rõ lực lượng ấy xuất hiện từ thời nào, nhưng muộn nhất cũng là vào thời nhà Lý. Có thể nói thủy quân triều Lý hùng mạnh một phần cũng nhờ họ biết phát huy nghệ thuật “đặc công nước”. Đây là hình thức có từ lâu đời và được kế thừa, phát triển lên tầm cao mới.
Mưu đồ thâm độc đằng sau luận điệu: “để Đảng trở nên trong sạch”
Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận, thống nhất cao, quyết định ban hành Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ nhằm xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng. Thế nhưng, trên trang mạng xã hội, đã xuất hiện những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch nước ngoài, những phần tử cơ hội, xét lại và một số người bất đồng chính kiến. Với luận điệu: “để Đảng trở nên trong sạch”, chúng đã vừa lén nút, vừa công khai yêu cầu Đảng và nhân dân ta “từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lê nin mà đi theo con đường Xã hội dân chủ…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)