Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện
nhiệm vụ, cán bộ và cấp ủy các cấp phải sâu sát với công việc và sâu sát với
nhân dân, dựa vào nhân dân để kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, thực hiện
phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.
PHƯƠNG PHÁP DÂN VẬN “LẤY DÂN LÀM GỐC”
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh được kế thừa từ
truyền thống lịch sử của cha ông ta. Khi nhìn nhận về vai trò, sức mạnh của
nhân dân, các bậc tiền nhân đã dạy: “Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền
gốc, đó là thượng sách giữ nước” (Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn); tư
tưởng thân dân của Nguyễn Trãi: “Chúng chí thành thành” (Ý chí của
nhân dân là thành lũy vững chắc); sức dân như nước, chở thuyền hay lật thuyền
cũng do dân: "Lật thuyền mới rõ dân như nước. Cậy hiểm khôn xoay,
mệnh ở trời".