Social Icons

Pages

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Khi là một quốc gia theo chế độ cộng sản lâu đời nhất hành tinh, thì Việt Nam có gì?

Xin trả lời:
1. Một nền độc lập vững vàng, thực chất.
2. Một bộ sưu tập các chiến thắng quân sự trước 3/5 ủy viên thường trực HĐBA LHQ và tay sai + hồ sơ về việc làm sụp đổ hệ thống thuộc địa cũ và mới + là ân nhân đã cứu vớt 1 dân tộc khỏi họa diệt chủng.
3. Là đối tác chiến lược + toàn diện với 30 quốc gia (16 CL+14 TD), trong đó có tất cả các thành viên của HĐBA LHQ, G7, đồng thời là người bạn tin cậy, thủy chung, hào hiệp của các dân tộc đang bị áp bức và nghèo đói.
4. Là biểu tượng của tinh thần chống đế quốc, cường quyền khắp các nước Á Phi Mỹ Latinh và Châu Âu.
5. Là biểu tượng của sự hồi sinh và phát triển sau những cuộc chiến tranh tàn khốc.
6. Với tất cả những điều trên, VN là lương tri của thời đại mới.

TỰ HÀO NHỮNG NGƯỜI LÍNH CỦA NHÀ GIÀN DK1

Những thế hệ lính nhà giàn tiếp bước ra thềm lục địa phía Nam, vượt qua mọi khó khăn để gìn giữ chủ quyền đất nước.
Từ những cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người lính đầu tiên đã xung phong làm lính hải quân trực gác ở khu vực DK1. Là chỉ huy đầu tiên của nhà giàn 1A Tư Chính ở bãi cạn Tư Chính, trung tá Tạ Ngô Quyền (61 tuổi) bồi hồi nhớ lại thời trai trẻ.
"Lúc ấy tôi đang là trưởng ngành pháo, tên lửa của tàu săn ngầm HQ09 thuộc Lữ đoàn 171 thì bất ngờ nhận được điều động của cấp trên sang khung quản lý DK1 - tiền thân của tiểu đoàn DK1 ngày nay", ông mở đầu dòng hồi ức, tháng 5/1989.
Đánh giá đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và khó khăn, lãnh đạo Lữ đoàn 171 gọi ông Quyền lên giao nhiệm vụ, đồng thời động viên tinh thần. "Biết đi nhà giàn sẽ hết sức gian khổ nhưng tôi vẫn chấp hành mệnh lệnh. Đã là người lính thì bất kể khó khăn gì cũng phải chịu, nếu khi đấy ai cũng thoái thác thì Tổ quốc đâu có ai bảo vệ", ông Quyền nói.

“CÔNG TRẠNG CỦA CÁ NHÂN CHỦ YẾU NHỜ TẬP THỂ MÀ CÓ…”

“Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn” – Là lời căn dặn của Chủ tịch trong bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn cán bộ trung, cao cấp Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục vào tháng 5 năm 1957.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc rèn luyện đội ngũ cán bộ của Đảng nói chung, cán bộ quân đội nói riêng về “đức” và “tài”; trong đó, Bác luôn lấy “đức” làm gốc và đề cao đức tính khiêm tốn. Bởi khiêm tốn là một trong những đức tính quan trọng nhất của con người. Người khiêm tốn luôn là người biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công, thành tích của cá nhân, cũng không bao giờ chấp nhận một tinh thần chủ bại mang nhiều mặc cảm của cuộc đời đối với mọi người. Khiêm tốn sẽ giúp mỗi người có được sự tỉnh táo, để nhận thức chân lý một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của mọi người. Khiêm tốn luôn là một đức tính tốt mà mỗi người cần trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với người cán bộ, đảng viên, những người lập được thành tích, công trạng lớn.

NHỎ BÉ NHÀ GIÀN - HIÊN NGANG NƯỚC VIỆT

"Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...
- Vâng, con hiểu! Con hiểu, bố ạ!...”.
Ngay đến cả Trung Quốc, một quốc gia với tiềm lực mạnh hơn, kinh tế mạnh hơn, khoa học kỹ thuật nhỉnh hơn, cũng không thể tin được rằng Việt Nam dám làm, dám thực hiện một dự án đầy tính mạo hiểm như vậy giữa lúc bộn bề khó khăn.

THỰC HIỆN PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn tầm quan trọng và vai trò của xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới; đồng thời, nhận thức đầy đủ hơn về tính khách quan thực hiện dân chủ, nhất là các hình thức dân chủ trực tiếp trong tình hình mới.

Để tiếp tục hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

Xuất phát từ yêu cầu của xã hội hiện nay và trên cơ sở những hạn chế như đã chỉ ra, trong thời gian tới, để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam dựa trên đổi mới sáng tạo, xin được kiến nghị một số biện pháp sau:
Một là, về nhận thức.
Các cấp quản lý, các ngành và các chủ thể quản trị quốc gia phải thấy được ý nghĩa sâu sắc giữa tuyên bố và thực hiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo một cách thực chất. Đổi mới sáng tạo không thể chỉ dừng ở khuyến nghị mà cần có hành động. Các biện pháp thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong DN, trong người dân, các tổ chức nghề nghiệp và trong bản thân hệ thống quản trị quốc gia cần được hiện thực hóa theo lộ trình và nguồn lực thực tế đi kèm. Ý chí lãnh đạo, tổ chức thực hiện đổi mới sáng tạo phải trở thành yếu tố thường xuyên trong tư duy và hành động của hệ thống chính trị các cấp. Các chủ thể quản trị quốc gia, trong đó nòng cốt là hệ thống chính trị, cần trở thành hạt nhân cổ vũ khát vọng đổi mới sáng tạo của các chủ thể khác trong xã hội. Cùng với đó, bản thân các DN, người dân và tổ chức nghề nghiệp cũng cần thấy sứ mệnh trực tiếp của mình trong thực hiện đổi mới sáng tạo để góp phần vào phát triển đất nước. Sự gặp gỡ giữa ý chí lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhất quán của hệ thống chính trị với sự sẵn sàng đón nhận một cách tin tưởng của cộng đồng DN và các tầng lớp dân cư trong xã hội là động lực trực tiếp cho đổi mới sáng tạo của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam về dài hạn.